03/09/2017 09:46 GMT+7

Từ đại án OceanBank, lộ nỗi khổ biếu xén, điếu đóm...

LÊ THANH - NGỌC AN ghi
LÊ THANH - NGỌC AN ghi

TTO - Nguyên tổng giám đốc OceanBank Nguyễn Xuân Sơn khai đã chi 200-300 tỉ đồng biếu xén, quà cáp. Lời này chưa kiểm chứng nhưng hãy nghe những người rành chuyện làm ăn nói về nỗi khổ cống nạp.

Từ đại án OceanBank, lộ nỗi khổ biếu xén, điếu đóm... - Ảnh 1.

Câu hỏi "tình hình này doanh nghiệp làm gì để tăng sức cạnh tranh khi hội nhập" như cắt ruột người ta, trả lời sao đây?

* Bà VŨ KIM HẠNH (giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp - BSA):

Một doanh nhân trung niên kinh doanh lúa gạo ở một tỉnh cực Nam kể với tôi: Sau 4 ngày chầu chực để lấy kết quả kiểm định mẫu hàng ở trung tâm của bộ X, anh được người nhân viên thường "giúp" mình cho biết "đã trình rồi, chắc ký rồi, chờ đưa ra thôi".

Kèm theo đó là lời rủ rê: "Mà này, sẵn cuối tuần, tối nay anh em đi thư giãn rồi tôi lo tiếp cho". Doanh nhân kia tươi cười hẹn gặp rồi lén ra ngoài nhờ người bạn nhắn tin vào máy mình: "Con mày cấp cứu, vợ mày khóc quá, mày về ngay!".

Anh đưa tin nhắn này cho người nhân viên vừa hẹn hò, làm ra vẻ mếu máo xin về với vợ con. Đó là một câu chuyện "tẩu thoát" thành công.

"Em có kinh nghiệm rồi chị ơi, tối nay nhậu một chầu, mai hai trận, ngày mốt đi hầu mấy ổng đánh golf. Có lần như vậy em bị dính rồi, tổng cộng không dưới 100 triệu. Chịu trời không thấu, thôi thà em bay về rồi đầu tuần bay ra. Chị coi có khổ không?", doanh nhân kia nói với tôi.

Lần khác, giám đốc của hai công ty lớn mạnh nổi tiếng thông báo với tôi "tin vui" với giọng ráo hoảnh: "Tụi tôi vừa nói với nhau chuyện lắp gần xong dàn robot, thay tất cả khoảng 2.000 công nhân, chớ tình hình này chịu không thấu. Chăm lo đời sống cho công nhân không đủ cũng tội, nhưng tiền bảo hiểm sắp tăng mạnh, thuế tăng, phí tăng, giá cả đầu vào mọi thứ đều vù vù nữa".

Tôi tính nhẩm, hơn 2.000 gia đình có người mất việc.

Vậy là tính già hóa non, người có quyền muốn thu nhiều, doanh nghiệp cũng phải tính đường sống, hoặc họ "tẩu thoát" tạm thời, hoặc họ thay thế thợ, và tiếp tục xoay xở mọi bề, cả phương án... ra đi.

Chỉ được thanh toán bằng tiền mặt một mức nào đó, chẳng hạn dưới 5 triệu đồng/giao dịch. Chứ không thể để mang tiền tỉ, chục tỉ giao dịch thoải mái như hiện nay.

* LS TRƯƠNG THANH ĐỨC (chủ tịch Công ty luật BASICO):

Kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cho thấy năm 2016, tỉ lệ doanh nghiệp chi trả chi phí không chính thức là 66%, cao hơn cùng kỳ các năm trước. 

Có 11% doanh nghiệp được khảo sát cho biết phải chi hơn 10% doanh thu cho các khoản chi phí không chính thức. Với doanh nghiệp lớn như ngân hàng, tập đoàn, tổng công ty thì 10% doanh thu là rất khủng khiếp.

Nhưng con số trong thực tế chắc chắn cao hơn, vì không phải ai cũng muốn nói, dám nói về việc lót tay trả những chi phí "gầm bàn". Tệ nạn hối lộ, tham nhũng ngày càng kinh khủng, như một thứ luật bất thành văn, khiến doanh nghiệp sống dở chết dở.

Pháp luật còn không ít kẽ hở, tạo điều kiện cho sự biếu xén: để có được dự án, để được giảm tiền thuế... 

Để ngăn chặn được những "chi phí đen" này, phải thực hiện thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng thay vì bằng tiền mặt. Việc này các nước châu Âu và các nước xung quanh ta đã làm từ lâu để kiểm soát dòng tiền, nguồn tiền.

Bôi trơn từ chỗ được coi là nhạy cảm, giờ trở thành vấn đề mà doanh nghiệp và người dân coi là tất yếu, nếu muốn được việc và muốn tồn tại.

* Ông TRẦN HỮU HUỲNH (chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam - VIAC):

Người ta không ngạc nhiên về việc bôi trơn ở OceanBank, mà bất ngờ về con số 200-300 tỉ như lời khai. Số vụ bôi trơn và số ngành được bôi trơn cũng ngày càng mở rộng đáng lo ngại.

Chúng tôi luôn kêu gọi doanh nghiệp mở rộng thị trường, hội nhập quốc tế, đổi mới công nghệ nhưng một số doanh nghiệp cười mà rằng: thị trường là quan hệ, công nghệ là phong bì. Thực tế, thể chế nào doanh nhân ấy. Nếu tránh không được thì phải tìm cách thích nghi.

Gốc của vấn đề là gì? Nhà nước cần dứt khoát giã từ kinh doanh, bởi nếu Nhà nước cứ lăn vào thị trường thì vừa không chính danh vừa làm cho thị trường méo mó. Vai trò của Nhà nước là thiết chế, kiến tạo, kiểm soát và thúc đẩy thị trường.

Còn như các bộ, các tỉnh vừa kinh doanh vừa quản lý thì tất yếu dẫn đến phải bôi trơn.

Tổng bí thư đã nêu hình ảnh "đốt lò" rất phù hợp cho cuộc đấu tranh chống tham nhũng - trong đó có bôi trơn - làm cho tính liêm chính của Nhà nước tăng lên. Mong muốn của người dân, doanh nghiệp là Nhà nước tổ chức tốt để họ "trồng cây hái quả" trong môi trường an toàn, thuận lợi.

Nhà nước phải hành động quyết liệt, liên tục, có trách nhiệm giải trình và dân chủ để huy động được sức dân, doanh nghiệp tham gia vào quá trình kiến tạo và liêm chính này.

LÊ THANH - NGỌC AN ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sẽ phạt nặng nếu nhà đầu tư không chuyển tài sản mã hóa về tổ chức Việt Nam cấp phép

Bộ Tài chính đề xuất phạt 100 - 200 triệu đồng nếu nhà đầu tư không mở tài khoản và chuyển tài sản mã hóa đang sở hữu về lưu giữ, giao dịch tại các tổ chức được cơ quan này cấp phép.

Sẽ phạt nặng nếu nhà đầu tư không chuyển tài sản mã hóa về tổ chức Việt Nam cấp phép

Ngành cao su triển khai chuỗi hoạt động kéo dài 3 tháng, chăm lo đời sống gần 79.000 lao động

Chuỗi sự kiện do Công đoàn Cao su Việt Nam tổ chức diễn ra từ tháng 5 đến tháng 7, bao gồm các hoạt động tri ân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc, khơi dậy sáng kiến dành cho công nhân...

Ngành cao su triển khai chuỗi hoạt động kéo dài 3 tháng, chăm lo đời sống gần 79.000 lao động

Ngày 17-5, Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội dự kiến thông qua nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân lúc 11h ngày 17-5.

Ngày 17-5, Quốc hội thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Đề xuất thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh không quá 1 lần/năm

Không được thanh tra, kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh quá 1 lần trong năm, trừ trường hợp có bằng chứng vi phạm rõ ràng.

Đề xuất thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, hộ kinh doanh không quá 1 lần/năm

Một xã ở Sóc Trăng phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc

Chủ nhà, người làm công khai nhận làm việc cho một người chủ đến từ Hà Nội, nhưng người đàn ông này nói được người khác thuê để mở kho chứa hàng, gồm sữa, thực phẩm chức năng.

Một xã ở Sóc Trăng phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc

Nhiều người Việt e ngại biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan hơn cả suy thoái kinh tế

Biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan trở thành thách thức lớn nhất, vượt qua cả nỗi lo về suy thoái kinh tế. Nhiều doanh nghiệp Việt đang tích cực chuyển đổi xanh, vừa thể hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội, vừa hái ra tiền.

Nhiều người Việt e ngại biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan hơn cả suy thoái kinh tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar