04/06/2017 12:00 GMT+7

Từ cầm đầu băng bảo kê thành thủ lĩnh nhóm giúp người nghèo

ĐOÀN NHẠN
ĐOÀN NHẠN

TTO - Từng là đại ca của một băng nhóm bảo kê, đòi nợ thuê khét tiếng trên địa bàn Đà Nẵng, đến khi đứng trước vòng tù tội, Trần Minh Sỹ (29 tuổi, quê ở xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) mới chợt thức tỉnh...

Trần Minh Sỹ cùng thành viên CLB Teen Đà Nẵng trao quà cho người có hoàn cảnh khó khăn - Ảnh: NVCC

Tôi khâm phục con người anh Sỹ và càng phục hơn khi biết quá khứ của anh. Thời gian anh hoạt động CLB, không có ngày nào anh nghỉ chân, cứ nghe ở đâu có hoàn cảnh đáng thương là anh lại lên đường đến gặp để giúp đỡ

TRƯƠNG THỊ NA (23 tuổi, du học sinh Úc, thành viên CLB Teen Đà Nẵng)

Chúng tôi đến gặp Sỹ ở một quán cà phê nhỏ vào buổi chiều cuối tuần. Khác với hình dung của tôi về một đại ca giang hồ xăm trổ trong quá khứ, Sỹ xuất hiện với hình ảnh một chàng thanh niên hiền lành, điềm đạm với mái tóc đen cắt ngắn gọn gàng.

Giang hồ khét tiếng

Năm 13 tuổi, Sỹ đã theo các đàn anh trong vùng ăn chơi khắp chốn. Năm 17 tuổi, Sỹ chém bạn cùng trường.

Từ đó, Sỹ bắt đầu có máu mặt với bọn đàn em trong giới giang hồ. Không lâu sau, Sỹ lập băng nhóm gần chục người bắt đầu “hành nghề” với tuyên bố “không để ai qua mặt”.

Băng của Sỹ đi khắp các quán nhậu, sòng bạc, quán karaoke trên địa bàn Đà Nẵng để kiếm tiền bảo kê.

Ngoài việc bảo kê, băng nhóm của Sỹ còn tổ chức đòi nợ thuê. “Với những chỗ cứng đầu, mình điều đàn em đến quấy rối, đuổi khách, đập phá đến khi nào họ chịu chi tiền để được yên thân mới thôi” - Sỹ nhớ lại.

Nghe tên Sỹ, những điểm kinh doanh đều khiếp sợ, giới giang hồ ai nấy cũng phải dè chừng. Băng nhóm Sỹ hoạt động ổn định rồi mở rộng địa bàn.

Đến năm 2008, trong lúc đang hành nghề, đàn em của Sỹ bị công an vây bắt. Riêng Sỹ bị phát lệnh truy nã toàn quốc với tội “cưỡng đoạt tài sản”.

Năm 2010, Sỹ bị công an bắt giữ. Tay giang hồ cộm cán ngày nào bị tạm giam ba tháng ở trại giam Hòa Sơn (Đà Nẵng), bị truy tố tội danh cưỡng đoạt tài sản, rồi chịu án 18 tháng tù treo và thử thách 24 tháng.

Thủ lĩnh tình nguyện

Sỹ tâm sự: “Suốt ba tháng bị tạm giam, đã nhiều lần mình nghĩ sau khi ra tù sẽ lại gây dựng băng nhóm để trở thành ông trùm giới xã hội đen Đà Nẵng. Nhưng chính tình yêu thương của ba mẹ đã khiến những suy nghĩ đó biến mất hoàn toàn”.

Sỹ nói và kể lại những ngày anh ở trại tạm giam, mỗi lần cha mẹ lên thăm nuôi không lúc nào nhìn anh mà không rơi nước mắt.

“Mình chợt nhận ra khi vấp ngã vẫn còn có gia đình bên cạnh. Chính những giọt nước mắt của mẹ, lời dặn của ba đã giúp mình tỉnh ngộ” - Sỹ nói.

Mãn hạn tù (án treo), Sỹ học lái xe để bắt đầu con đường làm ăn lương thiện. Một đêm tình cờ thấy bà cụ bán vé số dạo ướt sũng dưới mưa khi trên tay chỉ còn ba tờ vé số, anh mua giùm cho cụ và bỗng thấy lòng vui đến lạ kỳ.

Mình không xem chuyện giúp đỡ người khác là cách để “vá lỗi” cuộc đời như mọi người vẫn nghĩ. Có chăng chính là sau sai lầm và vấp ngã đã khiến mình nhìn nhận lại cuộc sống một cách đúng đắn và mong muốn sống có ý nghĩa hơn”
Trần Minh Sỹ

Từ đấy Sỹ quyết định sẽ làm một việc gì đó để giúp đỡ cuộc sống này. Sỹ bắt đầu từ việc liên kết những học sinh, sinh viên hư hỏng trong khu phố nơi anh sống, động viên họ từ bỏ những thói ăn chơi không lành mạnh, tập hợp lại thành nhóm tổ chức hoạt động quyên góp tiền làm từ thiện.

Ban đầu Sỹ cảm hóa hơn mười thành viên, cùng nhau tổ chức các hoạt động thu gom ve chai, bán hoa, bán bút... gây quỹ nấu cháo tình thương cho người nghèo, đi thăm những gia đình hoàn cảnh khó khăn thuộc các tỉnh miền Trung.

Sỹ nói việc kêu gọi người bình thường đã khó, cảm hóa những thanh niên hư lại khó hơn gấp trăm lần, nhưng chính vì anh đã từng như họ nên dễ thấu hiểu và thay đổi các bạn hơn.

Thông qua mạng xã hội, Sỹ kêu gọi thêm sinh viên tham gia, thành lập câu lạc bộ Teen Đà Nẵng.

Nhóm của Sỹ có khoảng 50 thành viên hoạt động thường xuyên với ngày càng nhiều việc làm ý nghĩa.

Ban đầu không ai tin tưởng một kẻ tay trắng lại mang tiếng tù tội như Sỹ, nhưng khi nhìn thấy những việc Sỹ và nhóm Teen Đà Nẵng làm được, ngày càng nhiều mạnh thường quân ủng hộ.

Sỹ bắt đầu góp vốn với một người bạn mở quán ăn vặt, trích 5% doanh thu mỗi ngày cho việc làm từ thiện.

Trong suốt thời gian hoạt động, Sỹ cùng câu lạc bộ của mình quyên góp được hàng trăm triệu đồng giúp đỡ nhiều mảnh đời khó khăn.

Anh cho biết so với cuộc sống trước kia, nay cuộc sống vật chất của anh khó khăn hơn nhiều nhưng anh cảm thấy thoải mái và sống có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

ĐOÀN NHẠN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chợ vải thiều ở Bắc Ninh 'gây sốt' nhờ bộ ảnh đẹp như phim trường

Có mặt tại chợ vải xã Lục Ngạn (Bắc Ninh) từ 4h30, nhiều du khách choáng ngợp trước hàng ngàn chiếc xe chở vải thiều đỏ rực.

Chợ vải thiều ở Bắc Ninh 'gây sốt' nhờ bộ ảnh đẹp như phim trường

Gen Z tẩn mẩn nặn gốm, chữa lành giữa lòng phố thị

Giữa phố xá ồn ào, xưởng gốm trên đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội mang đến không gian yên bình, chữa lành và khơi nguồn sáng tạo.

Gen Z tẩn mẩn nặn gốm, chữa lành giữa lòng phố thị

Khen thưởng nữ đại úy hải quân trả lại ví tiền cho người nước ngoài

UBND phường Nam Nha Trang (Khánh Hòa) khen thưởng đột xuất nữ đại úy hải quân vì đã có hành động nhân văn, tử tế.

Khen thưởng nữ đại úy hải quân trả lại ví tiền cho người nước ngoài

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thăm đoàn viên các xã biên giới tỉnh Gia Lai

Tại những xã ghé thăm, anh Bùi Quang Huy thăm hỏi người dân đến giải quyết thủ tục hành chính ở các trung tâm phục vụ hành chính công.

Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn thăm đoàn viên các xã biên giới tỉnh Gia Lai

Cha sống giả dối, di sản để lại cho con là gì?

Câu chuyện Hồng Tỷ làm bật ra câu hỏi: "Khi một người cha chọn sống bằng cách giả dối, di sản để lại cho con là gì?".

Cha sống giả dối, di sản để lại cho con là gì?

Hơn 1.000 người dân vùng cao Đà Nẵng được khám, chữa bệnh miễn phí

Từ ngày 14 đến 24-7, Thành Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên TP Đà Nẵng triển khai chương trình khám, chữa bệnh tại xã Bến Giằng (Đà Nẵng).

Hơn 1.000 người dân vùng cao Đà Nẵng được khám, chữa bệnh miễn phí
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar