30/06/2016 00:09 GMT+7

Từ 1-1-2017, tòa không được tự xác định vụ kiện hết thời hiệu

HOÀNG ĐIỆP ghi
HOÀNG ĐIỆP ghi

TTO - Theo Bộ luật dân sự 2015, tòa án chỉ áp dụng thời hiệu theo yêu cầu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi tòa sơ thẩm ra bản án, quyết định.

PGS.TS Đỗ Văn Đại - Ảnh: Phan Duyên

Theo Bộ luật dân sự, thời hiệu khởi kiện là “thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện”.

Còn thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là “thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu”.

Phải có yêu cầu của đương sự

Trong thực tiễn xét xử, thường xuyên gặp trường hợp đương sự không đề cập đến việc hết thời hiệu nhưng cơ quan tố tụng tự viện dẫn quy định về thời hiệu để từ chối giải quyết hay để hủy kết quả xét xử trước đó.

Chẳng hạn, tranh chấp về bồi thường thiệt hại đã được tòa án cấp sơ thẩm giải quyết và các bên liên quan không đề cập tới việc hết thời hiệu nhưng đến cấp phúc thẩm hay giám đốc thẩm thì Viện trưởng Viện KSND hay Chánh án TAND cấp trên kháng nghị hủy án sơ thẩm với lý do hết thời hiệu.

Thực trạng vừa nêu là không thuyết phục, làm cho người dân mất đi cơ hội được đảm bảo công lý và thể hiện sự can thiệp quá sâu của cơ quan tố tụng vào các vấn đề dân sự.

Đồng thời, thực trạng trên làm cho pháp luật dân sự Việt Nam quá khác lạ so với thế giới. Theo Bộ luật Dân sự Pháp, thẩm phán không thể tự viện dẫn việc hết thời hiệu khởi kiện.

Pháp luật của các nước Bỉ, Lúc-xăm-bua, Ý, Tây Ban Nha cũng quy định tương tự.

Trong thực tiễn của nước Pháp, Tòa án tối cao Pháp thường xuyên hủy bản án sơ thẩm hay phúc thẩm trong đó thẩm phán tự mình viện dẫn việc mất quyền khởi kiện của một bên trong hợp đồng do hết thời hiệu trong khi không được bên kia của hợp đồng yêu cầu.

Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng chỉ cho phép bên có nghĩa vụ của hợp đồng được viện dẫn việc hết thời hiệu.

Và Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế khẳng định "việc hết thời hiệu chỉ có hiệu lực nếu bên có nghĩa vụ viện dẫn việc hết thời hiệu như là một biện pháp tự vệ".

Như vậy, trong các hệ thống luật nêu trên, việc hết thời hiệu chỉ có hiệu lực khi một bên viện dẫn điều đó như một biện pháp tự vệ và cơ quan tố tụng không được tự viện dẫn việc hết thời hiệu để từ chối quyền yêu cầu của một bên nếu không được bên kia yêu cầu.

Trước sự không thuyết phục trên của hệ thống pháp luật Việt Nam, từ năm 2006 đã có ý kiến cho rằng “không nên cho phép cơ quan tiến hành tố tụng tự viện dẫn việc mất quyền khởi kiện của một bên khi không được bên kia yêu cầu”.

Tuy nhiên, mãi đến thời kỳ chỉnh lý Dự thảo Bộ luật sân dự mới đây nhất tại Quốc hội, quy định về hạn chế sự can thiệp của cơ quan tố tụng mới được đưa vào.

Áp dụng trong nhiều vụ án

Khi dự thảo được thông qua, hiện theo khoản 2 Điều 149 Bộ luật dân sự 2015 (có hiệu lực từ 1-1-2017) quy định: “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc”.

Quy định trên không cho phép cơ quan tố tụng tự viện dẫn các quy định về thời hiệu.

Đồng thời cũng chỉ cho phép đương sự viện dẫn quy định về hết thời hiệu ở giai đoạn sơ thẩm nên nếu đương sự không yêu cầu áp dụng các quy định về thời hiệu ở cấp sơ thẩm thì không được viện dẫn việc hết thời hiệu ở cấp phúc thẩm hay giám đốc thẩm.

Quy định này nhằm tránh tình trạng biết hết thời hiệu nhưng một bên không nói ra ở cấp sơ thẩm mà chờ nếu bị tuyên thua kiện mới viện dẫn hết thời hiệu để làm căn cứ yêu cầu hủy kết quả xét xử (yêu cầu phúc thẩm, giám đốc thẩm).

Việc hạn chế viện dẫn hết thời hiệu nêu trên buộc Tòa án phải giải quyết nội dung vụ việc và như vậy tạo điều kiện cho người dân được đảm bảo công lý như Hiến pháp năm 2013 yêu cầu.

Lưu ý là quy định mới trên được đưa vào trong Bộ luật dân sự nên đương nhiên được áp dụng trong tố tụng dân sự tại tòa án.

Thực tế, vấn đề dân sự còn có thể được giải quyết trong thủ tục tố tụng không phải là tố tụng dân sự như yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại (vấn đề dân sự) trong tố tụng hành chính hay tố tụng hình sự nên quy định về thời hiệu này cũng được áp dụng.

PGS.TS Đỗ Văn Đại - Trưởng Khoa Luật Dân sự, Đại học Luật TP.HCM

HOÀNG ĐIỆP ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát

Cơ quan công an bắt tạm giam ông Phạm Chiến Thắng - chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH thương mại Pha Lê Quảng Nam - vì đã thuê giang hồ chém cổ đông.

Chủ tịch Công ty Pha Lê thuê giang hồ chém cổ đông, thâu tóm mỏ cát

Bắt 3 bị can tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng

Từ một vụ bắt giữ ma túy, cơ quan điều tra phát hiện ba khẩu súng là vũ khí quân dụng được cất giấu trong căn nhà trọ, nên bắt giữ ba bị can liên quan.

Bắt 3 bị can tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng

Hai phụ nữ bắt cóc bé gái 7 tuổi ở Tây Ninh, chạy tới Long An thì bị bắt

Bà Hoa và bà Lan bắt cóc bé gái 7 tuổi, để gây áp lực đòi người mẹ của bé trả nợ 30 triệu đồng.

Hai phụ nữ bắt cóc bé gái 7 tuổi ở Tây Ninh, chạy tới Long An thì bị bắt

Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?

Nhiều người thắc mắc vì sao không thấy tên Nguyễn Thúc Thùy Tiên xuất hiện trong danh sách cổ đông góp vốn sáng lập Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt trên dữ liệu hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia.

Vì sao hoa hậu Thùy Tiên không xuất hiện trong danh sách cổ đông sáng lập Chị Em Rọt?

Chống buôn lậu, hàng giả 20-5: Khởi tố chủ cơ sở sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả

Ngày 20-5, Công an tỉnh Bắc Giang cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam đối với Nguyễn Văn Khánh, 29 tuổi, trú Đại Lâm, Lạng Giang, Bắc Giang về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Chống buôn lậu, hàng giả 20-5: Khởi tố chủ cơ sở sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả

Phạt tù nhóm người lừa thuê ô tô ở miền Tây đem đi bán

Nguyễn Sơn Thông cùng đồng phạm đã sử dụng giấy tờ giả để lừa thuê xe, sau đó đem bán, chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.

Phạt tù nhóm người lừa thuê ô tô ở miền Tây đem đi bán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar