05/03/2025 13:49 GMT+7

TSMC đầu tư 100 tỉ USD vào Mỹ, gây phản ứng trái chiều ở Đài Loan

Thông tin tập đoàn sản xuất bán dẫn TSMC sẽ rót 100 tỉ USD để xây dựng 5 nhà máy chip tại Mỹ đang gây nhiều phản ứng trái chiều ở Đài Loan.

TSMC đầu tư 100 tỉ USD vào Mỹ, gây phản ứng trái chiều ở Đài Loan - Ảnh 1.

Ông C.C.Wei - chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành TSMC, phát biểu bên cạnh Tổng thống Donald Trump, tại Nhà Trắng - Ảnh: REUTERS

"Ông trùm ngành chip" TSMC đầu tư 100 tỉ USD vào Mỹ

Theo Hãng tin Reuters, ngày 3-3, Tổng thống Donald Trump và ông C.C.Wei - chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành TSMC, thông báo hãng chip này sẽ chi 100 tỉ USD để xây 5 nhà máy tại Mỹ trong vài năm tới.

Cụ thể, TSMC sẽ xây dựng 3 nhà máy sản xuất chip mới, 2 nhà máy đóng gói tiên tiến và một trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Mỹ.

TSMC là công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan, là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp hàng đầu cho các công ty sản xuất phần cứng tại Mỹ.

TSMC hiện là đối tác sản xuất chính của các hãng chip Nvidia, Qualcomm, AMD.

Khoản đầu tư 100 tỉ USD và hỗ trợ tăng năng lực tự sản xuất tại Mỹ sẽ giúp các công ty nước này giải quyết rủi ro lớn về nguồn cung và giảm phụ thuộc vào châu Á.

"Chúng ta phải có khả năng sản xuất chip và chất bán dẫn, những thứ mà chúng ta rất cần... Đây là vấn đề an ninh quốc gia của chúng ta", ông Trump phát biểu.

Trước đó vào tháng 4-2024, TSMC thông báo sẽ tăng khoản đầu tư vào Mỹ thêm 25 tỉ USD, lên tổng cộng 65 tỉ USD. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ mở nhà máy thứ 3 tại Arizona trước năm 2030.

Khoản đầu tư 100 tỉ USD mới sẽ được hưởng ưu đãi thuế 25% theo Đạo luật CHIPS của Mỹ, do cựu tổng thống Joe Biden ký vào năm 2022.

Với thông báo đầu tư mới này, Tổng thống Trump chứng minh rằng ông đang thực hiện lời hứa trong chiến dịch tranh cử là làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy các ngành công nghiệp trong nước.

Đài Loan tranh cãi về khoản đầu tư 100 tỉ USD của TSMC vào Mỹ - Ảnh 2.

Logo TSMC tại Bảo tàng Đổi mới TSMC ở Hsinchu, Đài Loan - Ảnh: REUTERS

Phản ứng trái chiều ở Đài Loan 

Động thái mới của TSMC đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều ở Đài Loan. Các câu hỏi được đặt ra là sự thay đổi này ảnh hưởng như thế nào đến an ninh và thị trường bán dẫn của Đài Loan trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng?

Quyết định đầu tư của TSMC vào thị trường Mỹ được cho là một cách né thuế quan của hãng bán dẫn Đài Loan, trong bối cảnh ông Trump áp dụng các mức thuế quan cứng rắn đối với các đối tác thương mại nhằm gây sức ép, buộc các quốc gia và doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào Mỹ.

Quan trọng hơn, quyết định của TSMC còn được cho là sẽ giúp củng cố quan hệ cũng như tạo sự liên kết giữa Mỹ và Đài Loan trong thị trường chất bán dẫn, từ đó tiến tới quan hệ ràng buộc hơn về mặt chính trị. 

Ông Chaney Ho - một doanh nhân công nghệ cao tại Đài Loan - cho biết: "Việc TSMC đầu tư vào Mỹ phù hợp với lợi ích của TSMC, Đài Loan và Mỹ, khiến đây trở thành quyết định có lợi cho cả ba bên".

Theo tường thuật của Hãng tin AFP, tại buổi họp báo với ông C.C.Wei, khi một phóng viên đặt ra viễn cảnh về cuộc tấn công tiềm tàng giữa Trung Quốc và Đài Loan, ông Trump chia sẻ: "Đó rõ ràng sẽ là một sự kiện thảm khốc... Mỹ cũng sẽ chịu tác động lớn nếu có chuyện gì đó xảy ra với Đài Loan".

Về phát biểu trên của ông Trump, Trưởng Cơ quan Phòng vệ Đài Loan Cố Lập Hùng ngày 4-3 cho rằng Washington không thể từ bỏ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì khu vực này là một phần trong "lợi ích quốc gia cốt lõi" của Mỹ.

Tuy nhiên, phía Đài Loan vẫn còn hoài nghi về sự hợp tác này và lo ngại Mỹ có thể làm suy yếu vai trò bán dẫn của Đài Loan mà không có sự cam kết nào về mặt an ninh khu vực.

Theo ông Joyce Yen - một nhà nghiên cứu ở Đài Loan, "khoản đầu tư của TSMC vào Mỹ sẽ chỉ củng cố vị thế của Mỹ trong ngành công nghiệp bán dẫn. Nói cách khác, trọng tâm là sức mạnh sản xuất của Mỹ, chứ không phải an ninh của Đài Loan".

Ông Jun-ji Shih, một cựu lãnh đạo, đã lập luận rằng Đài Loan nên bảo vệ ngành công nghiệp bán dẫn của mình vì đây là chìa khóa cho sự tồn tại của Đài Loan.

Những phản ứng trái chiều ở Đài Loan về quyết định đầu tư 100 tỉ USD của TMSC vào ngành chip của Mỹ cho thấy một thực tế rằng ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan đang ở thời điểm quan trọng, và các chính sách của ông Trump có thể định hình lại bối cảnh bán dẫn toàn cầu cũng như tình hình an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. 

Bắc Kinh tố Đài Loan tặng ngành chip cho Mỹ để được 'độc lập'

Trung Quốc cáo buộc Đài Loan đang tìm cách tặng ngành công nghiệp bán dẫn của hòn đảo này cho Mỹ làm 'quà lưu niệm', và tận dụng điều đó để tìm kiếm sự ủng hộ chính trị.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thu hút người tài ngành nông nghiệp và môi trường: đãi ngộ gắn với cổ phần, doanh thu dự án?

Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết đã ban hành kế hoạch đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Thu hút người tài ngành nông nghiệp và môi trường: đãi ngộ gắn với cổ phần, doanh thu dự án?

Thuế thu nhập mua bán nhà đất 2% có gì chưa ổn

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì thu nhập chịu thuế dựa theo giá đất.

Thuế thu nhập mua bán nhà đất 2% có gì chưa ổn

'Tour mua sắm thời trang Việt Nam' hút khách quốc tế

Nhiều thương hiệu thời trang nội địa đang xuất hiện phổ biến trong giỏ hàng mua sắm của du khách quốc tế khi đến Việt Nam.

'Tour mua sắm thời trang Việt Nam' hút khách quốc tế

Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới

Bộ Tài chính đang nghiên cứu lựa chọn giữa hai cách tính thuế, trong đó có phương án tính thuế 20% trên lợi nhuận từ chuyển nhượng bất động sản.

Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar