10/11/2019 13:30 GMT+7

Truyện ngắn: Tin ngóng tin ai

PHÁT DƯƠNG
PHÁT DƯƠNG

TTO - Người ta gọi chú là "thằng lắc".

Truyện ngắn: Tin ngóng tin ai - Ảnh 1.

Minh họa: TRẦN NGỌC SINH

Rủ đi đâu cũng lắc. Ê đi tắm suối nước nóng cho biết không, lắc. Đi ăn sushi mậy, ngon bá cháy, lắc. Đi lễ hội rửa phèn hông cha nội, lắc. Riết ai cũng chán hết hứng muốn rủ rê. "Thằng lắc" loanh quanh ở phòng, tới bữa ăn mì gói, buồn thì mở tivi coi.

Bạn hỏi, mày cứ vậy hoài nữa về nước người ta hỏi bên Nhật có gì mày biết kể sao, trần đời mới thấy người như mày đi mấy năm ống quần còn giắt lúa. Chú cười, tao chơi bời thì cũng được, nhưng chỉ sướng thân tao mà nghĩ ác với vợ con tao.

Mày coi nè, chú xổ xấp tiền lẻ ra sàn nhà, nhiêu đây chỉ đủ mình mua một lon cà phê mà ở nhà má con nó ăn được mấy bữa. Tiền đi tắm suối, ăn sushi, chơi vòng vòng vui được mấy tiếng đâu, nhưng gửi về vợ tao lợp được mấy chỗ dột trên nóc nhà, con tao mua được bộ đồ mới đi học.

Bạn như bị tạt ca nước đá vô mặt, chống chế đồng tiền bên này cao giá hơn mấy lần bên mình, xài chút đỉnh có sao đâu. Chú lại cười lạt nhách, mắt đếm hột bụi dưới sàn cho đừng nhòe, bữa gửi tiền về cho thằng nhỏ mua cái xe đạp đi học nó mừng đem lên giường ôm ngủ đó mày tin không, má nó điện méc tao nè.

Thằng này nói chuyện mắc quạu, miệng nói vậy chứ lòng bạn đã rợn rợn sóng, buồn thấm từ ruột trào ra. Ở xứ người đâu dám buồn, sợ nhớ nhà chịu gì nổi. Ăn chơi cũng là một cách để trốn mớ cảm xúc buộc nặng nơi ngực trái, sợ nó tuột dây rớt ra vỡ thấm vô người không cách gì chống chọi...

***

Chú hớn hở nghĩ còn chưa đầy nửa năm là được về nhà. Sắp được gặp má con nó rồi. Vai trái đang bầm dịu đi cơn đau khi trong đầu hiện lên cảnh thằng lớn ngồi ăn tô cơm có mấy miếng thịt kho, miệng dính mỡ bóng hới nhóp nhép thấy thương.

Má nó ngồi kế bên xếp mớ đồ của thằng út, ngón tay vuốt nếp vải lành nửa cười nửa khóc. Thằng út ôm bình sữa nằm ngoan trong võng, không vì đói mà khóc đêm xanh mướt mặt mày.

Đi mấy năm trời ròng rã, tiếc tiền chú đâu dám về thăm. Tiền nào cũng đã có chuyện mai mốt cần xài tới, khuyết một miếng lo đổ mồ hôi lạnh. Chà, không biết tụi nhỏ còn nhận ra chú không. Thằng lớn chắc còn nhớ, má nó kể nó hay lôi hình chú ra coi để đừng quên mặt ba. Thằng nhỏ chắc đã quên mùi, hồi chú đi nó mới biết lật.

Chú có gọi về dặn má xấp nhỏ lấy mấy cái áo cũ của chú để thằng út ôm cho quen, chớ để chú về ẵm, nó thấy lạ lại khóc ròng hàng xóm cười chết. Giờ không biết tụi nó lớn cỡ nào rồi. Chắc bấm bụng mua cái điện thoại xịn xịn gọi video gì đó để nhìn mặt ba má con nó.

Những giấc mơ đầy nỗi nhớ đã bị thời gian xô lệch hình hài, trong mơ chú muốn thấy rõ mặt con cũng không biết tụi nó lớn ra làm sao mà tưởng tượng.

Kỳ này về chắc đủ tiền cất lại nhà, rồi coi rước bàn thờ ba má về. Để bên nhà anh Ba hoài chú cũng thấy kỳ, giỗ quải sơ sài ba má ở dưới chắc buồn nhiều. Không biết dưới đó có cần ăn uống như trên này không, nếu có trời ơi một năm được một lần no mà mình bất hiếu chưa làm tròn nổi.

"Nghèo Út ăn, giàu Út hưởng. Hồi xưa ba má lo cho chú nhiều rồi, chú liệu coi đem ba má về bển thờ cúng nhe chú Út" - lời chị dâu còn văng vẳng bên tai. Từng lời là kim ghim chặt trong đó, nhớ tới ứa ứa máu. Đương không chú rỉ nước mắt, sao mà từ hồi qua đây cứ dễ mủi lòng. Nhớ đất quê, nơi chú vắt kiệt mấy công đất vườn chảy máu tay áo cũng không liền được.

***

Mọi người rủ nhau đi nhậu, kêu chú lấy lệ. Ngó chú, bạn thở dài. Dễ gì rủ được "thằng lắc". Khỏe mạnh nó còn không đi, nay đang bệnh dễ gì nó chịu.

Vậy mà chú đòi đi. Lần đầu tiên đầu chú gật trước lời mời mọc. Tụi bạn giương mắt ngó chú hệt như lần đầu sang đây há hốc nhìn xe điện ngầm. Đọc trong mắt chú vằn vằn đỏ, ai nấy tự biết thôi đừng hỏi lý do.

Nhóm người đi gần nhau, những cái bóng đổ dài trên đường cố đan thành một khối lớn. Giọng Việt kết nhau thành chuỗi bay vẩn vơ những cười cợt vô chừng, lọt thỏm giữa không gian ngoại quốc ở mấy năm trời vẫn chưa bao giờ thấy hết xa lạ.

Rượu trôi khỏi cuống họng, nóng không thua gì cơn sốt trong người, chú ư ử khóc. Người già nhất liếc qua, lời nhú khỏi kẽ răng đang cắn đầu thuốc lá, nó biết rồi hả. Bạn gật. Người cạnh người sớt nỗi buồn chung, không khí nặng làm khói thuốc như bất động bay lên chẳng nổi. Mờ mịt như tin xa trông ngóng.

Chú mong tin nhà mấy bữa nay, nhận được điện thoại mừng như gắp được cái dằm khỏi ruột. Má xấp nhỏ kêu thằng út lại bệnh, chú coi ứng tiền gửi về đưa thằng nhỏ đi bệnh viện. Bụng chú quặn, nghĩ ứng kiểu gì được hoài, miệng ừ ừ hứa trước tính sau.

Chưa kịp hỏi mượn mọi người đã nhận được cuộc gọi thứ hai, số lạ hoắc. Định không nghe mà linh cảm thúc giục, chú alô, bên đầu kia giọng thằng lớn rối nùi. "Ba ơi đừng gửi tiền về em không có bệnh má lấy tiền đánh bài hết rồi người ta đòi nợ con không có tiền nói nhiều con thôi nhe ba ba ráng giữ sức khỏe".

Tội nghiệp, chắc nó đập heo lấy tiền gọi cho chú, sợ không đủ luýnh quýnh nói không kịp thở. Chú chỉ biết trơ ra đó, lời đồn ong ong đổ ra từ sâu thăm thẳm. Từ chỗ nứt lòng tin.

Rằng người ở nhà chẳng biết làm gì, bắt đầu đổ tiền vô sắm quần sắm áo. Rồi đề đóm. Rồi cờ bạc.

Chú nhìn vô ly rượu, bàn thờ ba má trong căn nhà khang trang hiện lên như bọt tăm, bể tan. Bạn ôm vai, tay run theo tiếng nấc, nín đi mày, tụi tao khóc theo bây giờ!

Truyện ngắn: Đợi

TTO - Quyên truy cập vào mạng xã hội, nhìn nick của Phong - chồng Quyên để xem tín hiệu online còn không. Nếu còn, tức là anh chưa rời khỏi chỗ làm.

PHÁT DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Julian McMahon, ác nhân Doctor Doom của Fantastic Four, qua đời ở tuổi 56 vì ung thư

Nam diễn viên người Úc lịch lãm Julian McMahon, nổi tiếng qua loạt vai diễn nổi bật trong các series FBI: Most Wanted, Charmed, Nip/Tuck và hóa thân loạt phim Fantastic Four đầu những năm 2000, đã qua đời ở tuổi 56.

Julian McMahon, ác nhân Doctor Doom của Fantastic Four, qua đời ở tuổi 56 vì ung thư

Bob Dylan vẽ tay gần 100 bức tranh trong sách 'Point Blank'

Gần 100 bức tranh trắng đen do chính tay Bob Dylan vẽ trong khi lưu diễn tại Mỹ và châu Âu sẽ xuất hiện trong quyển sách nghệ thuật khổ lớn 'Point Blank' (Quick Studies), dự kiến ra mắt vào 18-11.

Bob Dylan vẽ tay gần 100 bức tranh trong sách 'Point Blank'

Đọc sách trên bãi biển, ảo vọng giữa mùa hè hay cách đơn giản để tìm lại chính mình?

Trong mùa hè rực nắng, nhiều người lựa chọn bãi biển là nơi để xả căng thẳng sau những giây phút làm việc cật lực. Cụm từ 'beach read' nổi lên trong giới xuất bản Anh và Mỹ, mô tả một thể loại sách đọc để thư giãn trong kỳ nghỉ.

Đọc sách trên bãi biển, ảo vọng giữa mùa hè hay cách đơn giản để tìm lại chính mình?

Giải mã hoóc môn dopamine, liều thuốc cho những con nghiện 'ma túy kỹ thuật số'

'Có lẽ ai cũng từng trải qua khoảnh khắc muốn ăn thêm một thanh sô cô la hay muốn một cuốn sách, bộ phim hoặc trò chơi thú vị nào đó kéo dài mãi mãi. Thời khắc đó chính là khi cán cân lạc thú - nỗi đau trong não đang nghiêng về phía nỗi đau'.

Giải mã hoóc môn dopamine, liều thuốc cho những con nghiện 'ma túy kỹ thuật số'

Nguyễn Như Đức và chuyến ‘mang mẹ về với đất mẹ’

Sau 11 năm người con Hà Nội Nguyễn Như Đức (Đức Bẹt) phiêu bạt tới Hội An, làm đủ nghề mưu sinh để nuôi đam mê hội họa, bất ngờ ‘‘mang mẹ về đất mẹ’ bằng triển lãm ‘Đất Mẹ’.

Nguyễn Như Đức và chuyến ‘mang mẹ về với đất mẹ’

Bài báo cũ nhắc chuyện Lệ Thủy đoạt giải Thanh Tâm chỉ bằng vai phụ

Ca sĩ Dương Đình Trí, con trai nghệ sĩ Lệ Thủy, đăng lại tư liệu về bài báo cũ nhắc đến việc Lệ Thủy đã từng đoạt giải Thanh Tâm chỉ bằng vai nữ phụ. Điều đó chứng tỏ, trên sàn diễn vai lớn nhỏ không là yếu tố quyết định tất cả.

Bài báo cũ nhắc chuyện Lệ Thủy đoạt giải Thanh Tâm chỉ bằng vai phụ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar