02/08/2016 15:45 GMT+7

Truyện ngắn: Người giả

Truyện 1.134 chữ của PHÙNG HI
Truyện 1.134 chữ của PHÙNG HI

TTO - Gia đình Nep ba đời độc đinh. Chẳng phải di truyền, mà vì sinh đẻ có kế hoạch!

Minh họa: Đặng Hồng Quân

Nhà Nep có năm người: ông bà nội, ba mẹ Nep và Nep. Nep là vị “vua trẻ” trong nhà, tất nhiên do “cơ chế” chứ không do năng lực. Ai cũng hiểu, chỉ mình Nep không hiểu.

Nep có thể ngồi xem phim hoạt hình ngày này sang ngày khác. Nep đã hai mươi ba tuổi, ít muốn tiếp xúc với người thật. Nep và bạn gái ngồi bên nhau, trong phòng, nhưng mỗi người một iPad giao tiếp qua không gian mạng, cũng đầy đủ cung bậc tình cảm. Nep bảo chuyện tình yêu không nên nói bằng lời.

Bà nội Nep nói:

“Cái thằng giống ông nội”.

Không ai hiểu ý sự so sánh của bà. Bà bèn giải thích:

“Xưa ông ấy từng thích gỗ giả ximăng, nay ông thích ximăng giả gỗ. Ông chơi hoa, chim, vật dụng các thứ đều thích hàng giả phải giống như thật, ứng chuyện thằng Nep coi phim hoạt hình, là người giả mà giống như thật đó. Ngược lại, ông ấy chơi đồ thật lại muốn nó giống giả như giò phong lan, chậu vạn tuế chẳng hạn. Cây thật nhưng trông như đồ nhựa thì ông mới ưa. Ứng chuyện thằng Nep ngồi với người yêu là thật nhưng lại muốn nói chuyện qua mạng ảo. Thế có phải nó giống ông nội nó không?”.

Cả nhà đồng ý với sự so sánh thông minh và hơi dài dòng của bà nội, ngầm bảo vệ thằng cháu đích tôn.

Từ thời Nep học phổ thông, mẹ Nep đi họp nghe thầy cô than:

“Em Nep bị làm sao ấy”.

Về, mẹ nói:

“Thằng Nep giống ba nó rặt”.

“Con giống cha nhà có phúc. Mà nó giống thế nào?” - bà nội hỏi. Mẹ kể:

“Cô chủ nhiệm nói nó có thể viết một bài văn nghị luận thật hay, nhưng lại không biết viết bản kiểm điểm. Bảo nó đọc bài thơ thần thời Lý Thường Kiệt, nó đọc: Nam quốc sơn hà nam đế cư/ Tại sao hút thuốc bị ung thư. Thầy dạy toán thì nói nó có thể giải một bài toán hình không gian nhưng cộng trừ số nguyên chưa được. Nó có thể tính được tích phân nhưng không nhớ nổi một hằng đẳng thức. Đầu óc em ấy như cái máy, bấm trúng nút nó làm được, không trúng nút nó không biết gì. Đặc biệt khoanh tròn đáp án các môn thi trắc nghiệm thì luôn đúng trăm phần trăm”.

Bà nội cho là con dâu có ý chê con trai mình, hỏi vặn:

“Thế cô bảo nó giống ba nó chỗ nào?”.

Mẹ Nep phân tích:

“Nhà con học đại học sư phạm nửa chừng rồi đi lính. Vô lính viết năm ba bài báo, vậy mà rời quân ngũ được về làm phó tổng một tòa soạn. Nhà con có bằng tiến sĩ văn chương hồi nào con cũng không biết, anh ấy giấu biệt như chuột giấu khoai lang để dành mùa đông. Khi cơ quan giảm biên, anh ấy trưng ra. Anh có công trình đồ sộ nghiên cứu văn thơ tiền chiến gì đó, nhưng làm cái đơn vay tiền thì không biết viết thế nào để chứng minh sẽ sử dụng hiệu quả số tiền vay ấy. Vậy thằng Nep không giống ba nó thì giống ai?”.

Bà nội nguýt con dâu: cô cứ tinh tướng đi.

Ngày Nep mới ba tuổi đã thấy chim nó cứng suốt đêm và một số dấu hiệu của tuổi dậy thì. Nhưng sau Nep ngủ riêng phòng, mọi người quên chuyện đó.

Mẹ Nep bị u nang tử cung, phải mổ. Nep đến cho máu để bệnh viện đổi máu cùng nhóm truyền cho mẹ. Bịch máu của Nep hai ngày sau đổi màu vàng trong như huyết thanh. Ai đã làm gì với số máu này? Nhân viên phòng lưu trữ giấu bịch máu của Nep như chính mình là tội phạm, sau nghĩ mãi vẫn không hiểu điều gì đang xảy ra.

Gần đây thấy Nep ăn ít, mẹ lo. Tối mẹ vô phòng Nep vén chăn rờ trán, la toáng: “Trời ơi con tôi sao thế này, con lạnh như cục đá anh ơi”. Mẹ xô cửa chạy ra kêu ba, ông bà nội. Bốn người chạy vô thì thấy Nep ngồi dậy, tỉnh bơ: “Có chuyện gì thế, thích khách à? Thôi tất cả đi ra cho ta ngủ. Nô tì đâu, quạt”. Mẹ Nep bật quạt, than: “Ôi, có phải con tôi đó không?”.

Mẹ đang tìm khăn vải nhắc nồi canh đang sôi trên bếp, Nep thò tay giúp.

“Coi phỏng tay đó con. Con không thấy nóng à?”.

“Ta mình đồng da sắt mà” - Nep cười.

“Con xem mẹ là gì, sao xưng hô thế con?”.

“Người là mẹ ta chứ là gì”.

Chỉ có mẹ cảm nhận Nep khác thường, khác người. Bà sợ, không dám nghĩ tới điều này. Mẹ lo âu, nỗi lo ẩn hiện, như có điều không hay sắp xảy đến cho con trai mình.

Buổi chiều, mẹ Nep đang nấu cơm thì chuông điện thoại reo: “Alô, mời bà đến ngay bệnh viện...”.

Nep bị xe tông gãy chân, bể đầu, đang trong phòng cấp cứu. Phòng hội chẩn vô tình hé cửa, mẹ Nep nghe các bác sĩ trao đổi trong trạng thái hoảng hốt:

“Hắn thật kỳ lạ, hắn không có thân nhiệt”.

“Đầu vỡ ra thế thì chết rồi mới phải chứ”.

“Xương hắn như bằng nhựa ấy, da thịt dai dai như cao su”.

“Anh có nhìn chỗ sọ bể của hắn không, não hắn rất khác thường, như thứ dây nhợ cuộn lại bùng nhùng”.

“Hắn không có máu, chỉ có nước vàng chảy ra. Có phải hắn là người giả?”.

Nghe đến đây mẹ Nep chịu không được, bà xông vô phòng chỉ hai tay xuống bụng:

“Nó là con tôi đẻ ra, sao các ông bảo người giả?”

Vị bác sĩ lớn tuổi nhất trong nhóm, nãy giờ chưa nói gì, bảo:

“Có lẽ thế này, tôi không chắc lắm, là bà đã cho cậu ấy ăn toàn đồ giả từ nhỏ đến lớn. Sữa giả, gạo giả, thịt giả, trứng giả, cá giả, trái cây giả, nước giả... tất tần tật mọi thứ giả đưa vào người, nên giờ cậu ta thành người giả mất rồi”.

Mẹ Nep đổ gục xuống chân ông bác sĩ, xin bác sĩ cứu con tôi, giả cũng cứu. Miệng bà lập bập, ăn gì để không thành người giả bây giờ, nó người giả thì ai là người thật, rồi bà lăn ra ngất.

Truyện 1.134 chữ của PHÙNG HI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar