03/03/2025 09:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trưởng thành ở đảo tiền tiêu: Đổi màu áo lính để được ra tuyến đầu Trường Sa

Vì khát khao cống hiến nhiều hơn cho quân đội, chàng trai lục quân đổi màu áo lính sang hải quân, tiếp tục viết đơn tình nguyện ra quần đảo Trường Sa.

Trưởng thành ở đảo tiền tiêu: Đổi màu áo lính để được ra tuyến đầu Trường Sa - Ảnh 1.

Các tàu chiến của Vùng 4 Hải quân nhân dân Việt Nam trên đường ra quần đảo Trường Sa làm nhiệm vụ - Ảnh: Vùng 4 Hải quân

Tranh thủ giải lao trong tán cây xanh rì chắn khỏi nắng gió của quần đảo Trường Sa, thiếu tá Cao Văn Giang - phân đội trưởng phân đội 1, cụm chiến đấu 3, đảo Song Tử Tây - cùng các chiến sĩ trẻ mới nhập ngũ "ngẫu hứng" hát ca.

Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nhớ về rừng cây.

Khi nghĩ về một rừng cây, tôi thường nhớ về nhiều người.

Hồn nhiên như một ánh lửa…

“Đây là một đoạn trong bài hát Một đời người, một rừng cây của nhạc sĩ Trần Long Ẩn. Bài hát rất ý nghĩa, nói về tinh thần tập thể. Mỗi người chỉ là một cái cây mong manh nhưng khi ta có một rừng cây sẽ tạo ra sức mạnh to lớn. Mỗi người hy sinh vì tập thể thì tập thể sẽ vững mạnh”, anh Giang mở lời.

Nghe theo tiếng gọi từ Trường Sa thân yêu

Quốc kỳ ở Trường Sa được làm từ gốm gì, có độ bền ra sao?

Làn da ngăm đen, nụ cười rạng rỡ, thiếu tá Cao Văn Giang đùa rằng khi anh được giao nhiệm vụ bí thư chi đoàn, phân đội trưởng thì “vừa đóng vai chỉ huy, vừa là bạn, đôi khi là người anh, người chị của các bạn trẻ” và được mọi người tín nhiệm duy trì "tổ tư vấn tình cảm".

Nói về cơ duyên gắn bó với màu áo hải quân, anh Giang kể chính những câu chuyện của ba - người chiến sĩ tình nguyện tham gia giải phóng nước bạn Campuchia - đã ăn sâu vào tiềm thức, dần dần niềm tự hào lớn thành khát khao, mong muốn trở thành người lính.

"Ba hay kể những lần hành quân, ngày tháng chiến đấu vất vả, gian nan, thử thách và cả hy sinh, mất mát của đồng đội để giáo dục tôi lòng yêu nước. Lớn lên, tôi luôn muốn trở thành người lính góp phần xây dựng quê hương, giữ gìn đất nước.

Học xong THPT, từ định hướng, động viên của gia đình, tôi thi vào Trường sĩ quan Lục quân 2. Thời gian học ở trường cũng là giai đoạn đấu tranh căng thẳng trên Biển Đông, tôi bày tỏ nguyện vọng chuyển về quân chủng hải quân để cống hiến cho tuyến đầu của Tổ quốc”, anh Giang chia sẻ.

Thế là từ lục quân, chàng thanh niên tuổi đôi mươi khoác màu áo rằn ri xanh của Vùng 5 Hải quân. Nhưng khi công tác, thấy còn khát khao, muốn cống hiến nhiều hơn, Giang xin phép gia đình, tình nguyện ra quần đảo Trường Sa.

“Bố mẹ và vợ tôi không phản đối, mà còn động viên rất nhiều. Tôi vẫn nhớ ba nói: Con ơi, khó khăn nào cũng vượt qua được, mình có bản lĩnh, có ý chí, có năng lực thì vượt qua hết, thời ba đi làm nhiệm vụ ở Campuchia, rất nhiều khó khăn, vất vả, kể cả hy sinh, nhưng ba làm được, con cũng phải cố gắng”, Giang tâm sự.

Trưởng thành ở đảo tiền tiêu: Đổi màu áo lính để được ra tuyến đầu Trường Sa - Ảnh 2.

Thiếu tá Cao Văn Giang - phân đội trưởng phân đội 1 cụm chiến đấu 3, đảo Song Tử Tây (giữa) - Ảnh: HÀ QUÂN

Những ngày tháng huấn luyện trên biển, kiểm tra bắn đạn thật, công tác dài ngày, mới đầu chưa quen sóng gió, Giang vẫn "say sóng" như thường (cười), sau đó tự động viên, dần dần cứng cáp hơn trước sóng gió đại dương.

"Lần đầu lên đảo, tôi nghĩ đảo ở giữa trùng khơi thì cây cối chắc khó lớn, nhưng ra đảo thì thấy cây cối xanh tươi, nhà cửa khang trang. Hỏi ra mới biết, đảo được như hôm nay là từ công sức, mồ hôi, xương máu của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ, nhân dân.

Từng viên gạch, hòn đá, nắm vữa bồi đắp lên công trình lớn, cảnh quan tươi đẹp hôm nay. Đó là động lực để mình và các anh em khác cố gắng xây dựng đảo tươi đẹp hơn", anh quả quyết.

“Ở đảo xa nhà, tôi thường gần gũi, động viên, chia sẻ công việc, cuộc sống hoặc kể chuyện cười vì nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu đòi hỏi cả ý chí, bản lĩnh vững vàng và tinh thần tốt, tích cực. Những điều mình học được, trải qua đều chia sẻ hết với anh em, vừa là động viên, vừa định hướng cho các bạn trẻ. Bản thân luôn nêu gương, chuẩn mực, từ lời ăn, tiếng nói, đi lại, cử chỉ”, anh Giang chia sẻ.

Những câu chuyện nghĩa tình Trường Sa

Đời lính cùng nhau sẻ chia gian khó

Nhớ lại ngày còn học ở trường, Giang kể có hành quân cường độ cao, đường đi vừa dốc vừa dài, lại phải mang theo súng, ba lô, đồ đạc, khi ấy mọi người tự bảo nhau đi bằng ý chí chứ đôi chân không còn cảm giác nữa.

“Tôi chân ngắn, các bạn thì chân dài. Các bạn đi 100 bước, mình phải đi 110 - 120 bước. Có lần tôi mệt lả người, những anh em khỏe đi trước dùng dây tăng cột vào người lôi đi, người đi sau thì dùng cây gậy hành quân, cây gậy Trường Sơn, đẩy vào ba lô. Lúc ấy, tôi mới thấy kỷ niệm tuổi trẻ đáng giá", Giang nói.

Sắp kết thúc nhiệm vụ, nghỉ phép thăm nhà, anh thiếu tá hải quân hy vọng sẽ kể chuyện được tín nhiệm giao làm MC dẫn chương trình dù hay nói ấp úng trước tập thể.

Từ lúc chỉ huy tin tưởng, mỗi ngày, anh lại cố gắng tập luyện, tự ngồi một mình đọc tới đọc lui kịch bản, điều chỉnh ngữ âm, ngữ độ, luyến láy, tập cười để tạo thiện cảm…

Vừa rồi, Giang may mắn lên chức cha khi vợ sinh em bé. Do chồng xa nhà, hai mẹ con về với ông bà nội ngoại.

“Khi vợ mang thai, tôi thường xuyên gọi về gia đình động viên, nói với vợ những câu chuyện vui, hỏi thêm tình hình mưa nắng, sức khỏe ông bà, hôm nay anh em làm được điều này điều kia”, anh chia sẻ niềm vui.

Giang cho hay, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở đảo Song Tử Tây, anh sẽ tiếp tục đăng ký công tác trên quần đảo Trường Sa, từ đó tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, vận dụng vào quá trình công tác. Gắn bó một năm trên đảo, Giang đã dành nhiều tình cảm ở nơi đây, với anh, câu nói “khi ta ở cũng là nơi đất ở, khi ta đi đất cũng hóa tâm hồn” vẫn còn vang mãi trong tim…

So với một năm trước, Cao Văn Giang tự thấy mình trưởng thành, dày dặn, cứng cỏi, giỏi chuyên môn, công tác và thích nghi tốt với điều kiện sóng gió ngoài khơi xa hơn.

Đời lính chia ngọt sẻ bùi

Đời lính của tôi và các đồng đội là cùng chia sẻ khó khăn. Anh em ai cũng mang vác nặng, cũng hành quân nhưng thấy mình yếu hơn, sẵn sàng gánh vác, động viên hoàn thành nhiệm vụ, quyết không bỏ lại ai phía sau…”, thiếu tá Cao Văn Giang.

Năm 2024 hơn 5.000 đại biểu đi thăm quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1, các đảo Tây Nam

Năm 2024, Quân chủng Hải quân đã tổ chức thành công 29 chuyến tàu, 1 chuyến bay, đón hơn 5.000 đại biểu đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa, nhà giàn DK1 và các tuyến đảo trên vùng biển Tây Nam an toàn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Anh Trần Hải Phú làm bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh

Anh Trần Hải Phú (bí thư Tỉnh Đoàn Long An cũ) được chỉ định chức vụ bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh. Anh Phạm Văn Hậu làm phó bí thư Tỉnh Đoàn.

Anh Trần Hải Phú làm bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Tỉnh Đoàn Quảng Trị vừa huy động 1.500 thanh niên tình nguyện về các xã phường, đặc khu để hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp.

'Áo xanh' đón dân hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp

Đồng Nai triển khai 96 đội hình tình nguyện hỗ trợ người dân làm thủ tục hành chính

Tỉnh Đoàn Đồng Nai triển khai 96 đội hình với gần 1.500 thanh niên tình nguyện tham gia hỗ trợ các thủ tục hành chính.

Đồng Nai triển khai 96 đội hình tình nguyện hỗ trợ người dân làm thủ tục hành chính

Nữ đại úy hải quân ở Nha Trang nhặt gần 80 triệu đồng, tìm trả người đánh rơi

Công an phường Nam Nha Trang đã trao trả chiếc ví da có gần 80 triệu đồng và nhiều giấy tờ tùy thân cho nam du khách Kyrgyzstan.

Nữ đại úy hải quân ở Nha Trang nhặt gần 80 triệu đồng, tìm trả người đánh rơi

241.000 thanh niên tình nguyện toàn quốc hỗ trợ chính quyền 2 cấp giải quyết thủ tục hành chính

4.800 đội tình nguyện với hơn 241 nghìn đoàn viên, thanh niên đồng loạt ra quân hỗ trợ chính quyền địa phương hai cấp giải quyết thủ tục hành chính.

241.000 thanh niên tình nguyện toàn quốc hỗ trợ chính quyền 2 cấp giải quyết thủ tục hành chính

Ra quân đội hình hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM

Hơn 300 chiến sĩ đại diện cho các đội hình tình nguyện đồng hành cùng địa phương, bình dân học vụ số đã vào nhiệm vụ.

Ra quân đội hình hỗ trợ vận hành chính quyền 2 cấp tại TP.HCM
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar