25/03/2016 08:58 GMT+7

Trường nghề vùng vẫy giữa muôn trùng khó khăn

MINH GIẢNG - NGỌC HÀ (minhgiang@tuoitre.com.vn)
MINH GIẢNG - NGỌC HÀ ([email protected])

TTO - Một số trường nghề có chất lượng đào tạo tốt, tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao, thu hút được người học. Tuy nhiên, bức tranh dạy nghề vẫn còn nhiều mảng tối do người học vẫn chê trường nghề.

Bạn Nguyễn Xuân Hiển, sinh viên ngành quản trị nhà hàng khách sạn Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn, đã có việc làm sau khi tốt nghiệp - Ảnh: Như Hùng

“Cần có một cơ quan quản lý nhà nước làm nhiệm vụ đánh giá nhu cầu sử dụng lao động các ngành, nghề trước mắt và lâu dài để làm công cụ cho các trường tổ chức tuyển sinh. Như vậy tuyển sinh mới thật sự phục vụ được nhu cầu xã hội

Lãnh đạo một trường CĐ nghề đề xuất

Thực tế số trường nghề hút thí sinh như CĐ nghề cơ điện Hà Nội, CĐ nghề công nghệ cao Hà Nội, Trung cấp Sài Gòn Tourist, CĐ nghề Du lịch Sài Gòn... không nhiều.

Hằng năm, trong khoảng 1 triệu học sinh tốt nghiệp THPT thì đa số đều muốn vào các trường ĐH, CĐ, chỉ có khoảng 10% học sinh đăng ký tham gia học nghề.

Chưa kể mặc dù Bộ Chính trị đã có chỉ thị về phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, với mục tiêu đặt ra đến năm 2020 có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề, nhưng con số thực tế cho tỉ lệ này chỉ đạt... 2,5-3,5%!

Tuyển sinh khó khăn

Ngay tại những thành phố lớn, có nhu cầu nhân lực cao như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM... vẫn có không ít trường nghề sống dở chết dở vì nguồn tuyển ngày càng cạn kiệt, nhiều phòng học bị bỏ không, các thiết bị, máy móc phủ bụi, han gỉ...

Có ngành mỗi đợt tuyển sinh chỉ được 5-7 sinh viên nhưng vẫn phải cố duy trì, cố bồi đắp bằng tuyển sinh liên tục, ai có nhu cầu học, đăng ký hồ sơ là hôm sau đến lớp học luôn cùng các sinh viên nhập học trước đó rồi “học đuổi”, “học bù” sau.

“Số lượng trường ĐH, CĐ quá nhiều nên đa số các em không thi vào được ĐH, CĐ mới vào học nghề, coi học nghề là sự lựa chọn cuối cùng, dẫn đến bất cập về cơ cấu trình độ phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động xã hội. Thời gian tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ dài gây ra rất nhiều khó khăn cho các trường nghề trong công tác tuyển sinh. Chất lượng đầu vào của sinh viên thấp, nên các cơ sở đào tạo gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức đào tạo bảo đảm chất lượng” - ông Phạm Xuân Khánh - hiệu trưởng Trường CĐ nghề công nghệ cao Hà Nội - nói.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Quỳnh Xuân - hiệu trưởng Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn - băn khoăn mặc dù tỉ lệ sinh viên của trường có việc làm đạt trên 80% nhưng cũng như nhiều trường nghề khác, công tác tuyển sinh gặp khá nhiều khó khăn do học sinh và phụ huynh thích vào ĐH hơn.

“Trường phải về các trường THPT, đi các tỉnh làm công tác tư vấn khá nhiều, nhờ thế năm rồi tuyển được khoảng 90% chỉ tiêu. Ở trường có một số sinh viên đã tốt nghiệp ĐH hoặc đang học ĐH lại bỏ ngang và chuyển sang học nghề. Ước mơ có tấm bằng ĐH là mong muốn chính đáng, nhưng chúng ta nên cân nhắc để không lãng phí thời gian cũng như sở thích nghề nghiệp của mình” - bà Xuân nói.

Còn ông Nguyễn Đắc Hiển - trưởng phòng đào tạo Trường trung cấp nghề Hùng Vương - cũng cho hay những năm qua việc tuyển sinh của trường gặp nhiều khó khăn. Năm 2015 trường tuyển đạt 100% chỉ tiêu, trong khi những năm trước chỉ tuyển được khoảng 60%.

“Tâm lý muốn vào ĐH xuất phát từ suy nghĩ khi ra trường sẽ làm việc nhẹ nhàng, trong khi học nghề ra sẽ làm công nhân, khó kiếm việc làm, lương thấp. Một nguyên nhân nữa khiến trường nghề tuyển sinh khó khăn là do chất lượng trường nghề chưa đồng bộ” - ông Hiển cho biết.

Phải có thống kê tin cậy nhu cầu nhân lực

Trong một hội thảo về dạy nghề mới đây, nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long Lê Văn Tình cho rằng chính sách phân luồng sau phổ thông chưa được thực hiện triệt để, nên chủ động đầu vào về người học nghề. Việc quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề bước đầu chưa có khảo sát, đầu tư chưa sát với nhu cầu thực tế, dẫn tới tình trạng sử dụng trường nghề sai mục đích, gây lãng phí.

Bà Nguyễn Thị Hằng - hiệu trưởng Trường CĐ nghề kỹ thuật công nghệ TP.HCM - cho rằng công tác đào tạo nghề hiện nay còn một số hạn chế như quy mô đào tạo nhỏ, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp, chất lượng dạy nghề còn thấp, thiết bị dạy nghề chưa đáp ứng được quá trình đào tạo, người học có tư tưởng thích học để có bằng hơn là học để thích ứng vị trí việc làm. Ngoài ra, lãnh đạo nhiều trường còn cho rằng cần phải có chính sách định hướng cho người học rõ ràng hơn.

Việt Nam đã hội nhập thị trường lao động ASEAN, điều này đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo phải được chú trọng. Để hút người học cũng như đào tạo nguồn nhân lực đủ sức cạnh tranh với lao động khu vực, đòi hỏi ngành dạy nghề và các trường phải nỗ lực rất nhiều. Bên cạnh đó còn có việc đổi mới chương trình theo hướng hội nhập quốc tế, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ, cùng doanh nghiệp gắn kết đào tạo.

Theo ông Đồng Văn Ngọc - hiệu trưởng Trường CĐ nghề cơ điện Hà Nội, việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế quốc gia hội nhập không thể chỉ tập trung cho giáo dục ĐH, cũng không thể chỉ dành riêng cho đào tạo nghề.

“Vấn đề cơ bản có lẽ phải là từ nhu cầu được thống kê số liệu về nhu cầu việc làm cho nền kinh tế, từ đó ra được nhu cầu đào tạo và các nhu cầu khác. Nếu số liệu thống kê này được chuẩn mực và tin cậy thì chính sách vĩ mô của chính phủ cần có sự can thiệp sớm để đào tạo gắn liền với nhu cầu nền kinh tế hiện tại và trung hạn các năm tiếp theo” - ông Ngọc phân tích.

Cùng quan điểm, bà Thái Thị Hoa - hiệu trưởng Trường CĐ nghề Đà Nẵng - nhấn mạnh Nhà nước cần đẩy mạnh hệ thống thông tin thị trường lao động khi hội nhập, tránh tình trạng như hiện nay - hệ thống thông tin thị trường lao động còn hạn chế giữa các vùng miền, thiếu mô hình dự báo thị trường lao động tin cậy và thiếu nhất quán, định hướng ngành nghề không phù hợp hoặc chưa rõ ràng, đặc biệt là dự báo nhu cầu nhân lực trong tương lai.

Lãng phí

Ông Đồng Văn Ngọc - hiệu trưởng Trường CĐ nghề Cơ điện Hà Nội - cho biết mỗi mùa tuyển sinh trường đều tiếp nhận không ít thí sinh nhập học là những học sinh thi ĐH đạt 20 điểm trở lên, thậm chí có em đã tốt nghiệp ĐH, đang học thạc sĩ cũng vào trường học nghề.

“Đây là sự lãng phí không nhỏ và ảnh hưởng đến tâm lý, cũng như mất đi rất nhiều cơ hội học tập, việc làm của người dân” - ông Ngọc nhấn mạnh.

________________

Kỳ tới:  Nhiều cơ hội cho người học nghề

MINH GIẢNG - NGỌC HÀ ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar