25/07/2021 09:59 GMT+7

Trường học, nhà trọ dành chỗ cho công nhân

KHẮC TÂM
KHẮC TÂM

TTO - Để chuỗi sản xuất không bị đứt gãy do thực hiện giãn cách khi đang vào mùa thu hoạch tôm, nhiều nhà máy, xí nghiệp tại ĐBSCL đã thuê nhà trọ, khách sạn và trưng dụng trường học... để công nhân lưu trú theo mô hình "3 tại chỗ".

Trường học, nhà trọ dành chỗ cho công nhân - Ảnh 1.

Nhiều khách sạn tại TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) được thuê để làm nơi lưu trú tập trung cho công nhân nhà máy chế biến thủy sản - Ảnh: K.TÂM

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, do thời tiết và môi trường thuận lợi, người nuôi tôm tại Sóc Trăng năm nay thắng lớn, sản lượng tôm thu hoạch trên 10.000 tấn với giá cả rất tốt.

Tạo điều kiện tốt nhất cho sản xuất

Ông Nguyễn Thanh Trong, trưởng ban quản lý Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Sóc Trăng, cho biết đến nay đã có 11 doanh nghiệp trong KCN An Nghiệp (xã An Hiệp, huyện Châu Thành, Sóc Trăng) đăng ký sản xuất (3 tại chỗ) với 6.800 công nhân. Ngoài ra, còn có 21 cơ sở ngoài KCN đăng ký sản xuất (3 tại chỗ) với khoảng 3.500 công nhân.

Theo ông Trong, nông dân ở Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau đang thu hoạch tôm. Nếu các nhà máy chế biến ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất, nông dân sẽ khó bán được tôm, giá tôm sụt. Tuy nhiên, không phải nhà máy, xí nghiệp nào cũng có chỗ cho công nhân ngủ lại. Bình thường, một hội trường rộng 500m2 có thể sắp xếp cho 300 công nhân ngủ, nhưng nay chỉ bố trí chưa tới 100 người do giãn cách.

"Đây cũng là thời điểm các nhà máy chế biến tôm tăng tốc sản xuất để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu vào cuối năm. Nhiều xí nghiệp duy trì sản xuất, thực hiện 3 tại chỗ nhưng khó khăn về chỗ lưu trú cho công nhân được tỉnh tạo điều kiện tối đa để thuê nhà trọ, khách sạn và trưng dụng trường học làm chỗ ở cho công nhân" - ông Trong cho biết.

Bà Dương Thị Ngọc Diễm - phó chủ tịch UBND TP Sóc Trăng - cho biết địa phương cũng bố trí một số trường học và kết nối các chủ nhà trọ, khách sạn trên địa bàn đủ điều kiện để làm nơi lưu trú cho công nhân. Toàn bộ khách sạn, một số nhà trọ và trường học trên địa bàn đã được trưng dụng làm chỗ ở tập trung cho công nhân các nhà máy chế biến thủy sản.

"Các doanh nghiệp phải cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch. Trước khi công nhân vào ở được phun khử trùng, xét nghiệm và có xe đưa rước tập trung. Việc quản lý công nhân thực hiện đúng 5K" - bà Diễm nói.

Trường học, nhà trọ dành chỗ cho công nhân - Ảnh 2.

Nhiều khách sạn tại TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) được thuê để làm nơi lưu trú tập trung cho công nhân nhà máy chế biến thủy sản - Ảnh: K.TÂM

Không để đứt gãy chuỗi sản xuất

Ông Hồ Quốc Lực - chủ tịch HĐQT Công ty CP thực phẩm Sao Ta - cho biết công ty này cũng thuê các khu nhà trọ gần nhà máy để làm khu lưu trú tập trung cho công nhân. Ngoài thực hiện nghiêm các biện pháp 5K, công ty còn lập rào chắn kiểm soát ra vào nghiêm ngặt, cứ 3 ngày test nhanh một lần.

"Anh em công nhân có tác phong công nghiệp, tình nguyện sản xuất 3 tại chỗ nên tuân thủ quy tắc, thích ứng với điều kiện mới rất nhanh" - ông Lực nói, đồng thời thừa nhận khi thực hiện sản xuất 3 tại chỗ, doanh nghiệp phải chuẩn bị thêm nhiều thứ nên phát sinh nhiều chi phí. 

Tuy nhiên, vẫn có những mặt tích cực. Đó là cơ hội để doanh nghiệp nhận ra cái mới, cái hay nhằm thay đổi, vận dụng khi cần thiết.

Ông Võ Văn Chiêu - giám đốc Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng - cho biết việc khai thác nhà trọ, khách sạn, trường học kịp thời đã giúp các doanh nghiệp không đứt gãy sản xuất. Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp chế biến thủy sản có giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng trưởng tốt, 7 tháng đầu năm ước đạt khoảng 600 triệu USD.

"Nhờ thực hiện quyết liệt các giải pháp ngăn chặn dịch bệnh, những ngày qua ca mắc COVID-19 của Sóc Trăng dừng lại con số 108 ca. Hết thời gian thực hiện giãn cách, sản xuất phục hồi, các doanh nghiệp chế biến tôm Sóc Trăng tăng tốc, nhiều khả năng đạt kim ngạch xuất khẩu cuối năm 2021 là 1,1 tỉ USD" - ông Chiêu cho biết.

Nhà ở tập thể thành "điểm đến một cung đường"

Ông Nguyễn Văn Đạo - chủ tịch HĐQT Công ty CP Gò Đàng (GODACO Seafood) - cho biết nhà máy chế biến của công ty ở Tiền Giang và Bến Tre đều đang hoạt động theo tinh thần vừa bảo đảm sản xuất vừa chung tay chống dịch.

Theo đó, nhà máy tại Tiền Giang có khoảng 40% công nhân (gần 600 công nhân) đăng ký ở lại công ty làm việc. Nhà máy tại Bến Tre có 435 công nhân thực hiện "4 tại chỗ", vừa sản xuất vừa chống dịch. "GODACO Seafood có lợi thế là có nhà tập thể nằm gần công ty nên có thể bố trí cho công nhân thực hiện 3, 4 tại chỗ được" - ông Đạo nói.

MẬU TRƯỜNG

Không đáp ứng ‘3 tại chỗ’, hàng loạt công ty ở Đồng Nai cho công nhân tạm nghỉ việc

TTO - Do không đáp ứng việc thực hiện phương án '3 tại chỗ', nhiều doanh nghiệp tại Đồng Nai đã cho công nhân tạm nghỉ việc có chế độ.

KHẮC TÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump nổi giận, chỉ trích thẳng với nhà bán lẻ Walmart

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Walmart nên tự gánh, thay vì đổ lỗi cho các mức thuế do chính quyền ông áp lên hàng nhập khẩu khiến giá cả của nhà bán lẻ này tăng lên.

Ông Trump nổi giận, chỉ trích thẳng với nhà bán lẻ Walmart

Hơn 35.500 tỉ đồng hỗ trợ phát triển các dự án trọng điểm ở Ninh Thuận

Hơn 35.500 tỉ đồng sẽ tập trung cho việc phát triển các dự án năng lượng tái tạo, hạ tầng giao thông, công nghiệp, nông nghiệp và du lịch chất lượng cao.

Hơn 35.500 tỉ đồng hỗ trợ phát triển các dự án trọng điểm ở Ninh Thuận

Giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh, thị trường trong nước vẫn dè dặt

Giá hồ tiêu trong nước tăng nhẹ và được dự báo có thể còn tăng trong tương lai gần do nguồn cung cơ bản chưa đáp ứng đủ nhu cầu.

Giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh, thị trường trong nước vẫn dè dặt

Vợ chồng Đoàn Di Băng thu bộn tiền cỡ nào từ bán sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe phụ nữ?

Hai vợ chồng Đoàn Di Băng và Nguyễn Quốc Vũ liên tục xây dựng hình ảnh giàu sang trên mạng xã hội, từ đó quảng cáo và bán chạy hàng loạt sản phẩm gắn liền với sắc đẹp và sức khỏe của phụ nữ.

Vợ chồng Đoàn Di Băng thu bộn tiền cỡ nào từ bán sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe phụ nữ?

Masterise Group vừa tăng vốn lên gấp 3, CEO sinh năm 1995 có 10.000 tỉ trên sàn chứng khoán

Ông Hồ Anh Minh, con trai một tỉ phú USD của Việt Nam, đã có khối tài sản vượt 10.000 tỉ đồng trên sàn chứng khoán.

Masterise Group vừa tăng vốn lên gấp 3, CEO sinh năm 1995 có 10.000 tỉ trên sàn chứng khoán

Tài xế bức xúc bị thu phí hai lần khi rẽ vào Nhơn Trạch từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nhiều tài xế phản ánh khi chạy trên tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây rẽ vào huyện Nhơn Trạch qua nút giao 319 bị thu phí 2 lần.

Tài xế bức xúc bị thu phí hai lần khi rẽ vào Nhơn Trạch từ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar