10/06/2013 05:14 GMT+7

Trường học lớn ở Trường Sa

MAI HƯƠNG
MAI HƯƠNG

TT - Đứng nghiêm trong đội hình đón tiếp đoàn công tác đến thăm cụm chiến đấu số 2 tại đảo Nam Yết, gương mặt chiến sĩ Lê Minh Trương (nhà ở quận Bình Tân, TP.HCM) vẫn còn xanh. Từng giọt mồ hôi rịn ướt khuôn mặt lẫn vầng trán. Minh Trương vừa trải qua ca phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa ngay tại trạm xá quân y trên đảo. Trương kể: “Em bị đau quặn bụng suốt hai ngày, đụng tay vào bụng là cơn đau càng nhiều nhưng cứ nghĩ mình bị rối loạn tiêu hóa. Đến ngày thứ hai mới xác định chính xác là bị viêm ruột thừa. Em được mổ tại trạm xá, mổ xong nằm theo dõi 25 ngày, khi tình hình sức khỏe ổn định mới trở về đơn vị”. Trương là chiến sĩ mới ra đảo được bốn tháng. Cười hồn nhiên, Trương kể: “Mấy ngày bị đau, có sẵn điện thoại nhưng em không gọi về nhà. Lúc sắp mổ, rồi khi mổ xong em cũng chưa vội gọi điện cho ba mẹ. Chỉ tới lúc sức khỏe đã ổn, em mới gọi về nói sơ qua tình hình, cho biết mình đã hoàn toàn bình phục. Ở ngoài này xa xôi, ba mẹ có hay tin cũng chỉ thêm lo chứ đâu làm gì được, cũng không thể ra thăm. Em lớn rồi mà...”.

Ở đảo Song Tử Tây, ai cũng bất ngờ khi gặp “bộ tứ” lãnh đạo chính quyền xã đảo Song Tử Tây: Trương Xứ Long - chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã, Trần Vũ Lân - phó Chủ tịch UBND xã, Nguyễn Đình Việt - phó chủ tịch UBND xã và Đoàn Quốc Thái - bí thư Đoàn thanh niên xã. Cả bốn chàng trai tuổi đời chỉ từ 25-30 tuổi nhưng đã có thời gian ở đảo hơn năm năm. Trương Xứ Long thổ lộ: “Hồi đó, tụi này mê hoạt động phong trào, sinh hoạt ở đội thanh niên tình nguyện xây dựng và phát triển kinh tế miền núi của tỉnh Khánh Hòa. Tới chừng có chương trình đăng ký ra phục vụ Trường Sa, mình bèn nộp hồ sơ mà không cho gia đình biết. Tới khi trúng tuyển mới về thông báo cho bố mẹ thì việc đã rồi. Tụi mình vẫn đùa rằng thi vô “đại học” Trường Sa còn căng hơn thi đại học trong đất liền vì tỉ lệ “chọi” là 1/35”.

Hành trang rời đất liền ra đảo của Long chỉ có vài bộ quần áo, ít vật dụng cá nhân và mấy bộ... tiểu thuyết Quỳnh Dao đem theo để giết thời gian vì “nghe nói ngoài đảo cũng buồn”. Không ngờ ra tới đảo, công việc cứ cuốn Long và các bạn đi: vừa làm công tác chính quyền, vừa là thầy giáo dạy học, vừa hướng dẫn người dân trên đảo trồng trọt, chăn nuôi. Hằng ngày, ngoài thời gian soạn bài, giảng dạy soạn văn bản, bốn chàng trai còn tham gia đội dân quân tự vệ, huấn luyện tăng gia sản xuất, tập văn nghệ cho trẻ con và người dân trên đảo... Sau năm năm bám đảo, niềm vui của mấy “anh thầy” trẻ là số học trò rời đảo vào đất liền đều đã theo kịp bạn bè, có em còn được đi thi học sinh giỏi cấp huyện. “Năm năm ra đảo, bây giờ mình biết làm nhiều thứ, nghĩ được nhiều thứ và cảm thấy sống có trách nhiệm hơn. Có lẽ nếu không ở Trường Sa, mình sẽ không trưởng thành nhanh được như thế” - Long nheo mắt hóm hỉnh.

MAI HƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

Đám cháy bùng phát tại xưởng điêu khắc gỗ rộng hàng trăm mét vuông ở TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) vào giữa trưa gây thiệt hại nặng.

Xưởng điêu khắc gỗ ở Bảo Lộc cháy lớn, nhiều tài sản bị thiêu rụi

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Theo đề án, TP Thủ Đức sẽ giải quyết chế độ, chấm dứt hoạt động 619 người hoạt động không chuyên trách và 36 công chức, người lao động trong giai đoạn 1.

TP Thủ Đức: Bao nhiêu cán bộ được giữ lại, bao nhiêu dôi dư sau sáp nhập?

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Ngày 17-5, lãnh đạo hai tỉnh Gia Lai và Bình Định thông tin không có chủ trương tổ chức, cử các đoàn cán bộ đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước ở thời điểm sáp nhập tỉnh thành.

Lãnh đạo Gia Lai, Bình Định: Không có chủ trương 'đi học tập kinh nghiệm' vào lúc này

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nếu thực hiện dự án theo hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và áp dụng một số cơ chế đặc thù, sẽ cơ bản hoàn thành mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trong năm 2026.

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Cảnh sát giao thông Tiền Giang lần đầu tiên tổ chức thi sát hạch lái ô tô

144 thí sinh thi sát hạch giấy phép lái ô tô hạng B, C tại Tiền Giang. Đây là đợt sát hạch đầu tiên Công an Tiền Giang tổ chức, sau khi nhiệm vụ quản lý nhà nước về giấy phép lái xe được chuyển giao cho công an.

Cảnh sát giao thông Tiền Giang lần đầu tiên tổ chức thi sát hạch lái ô tô

Chuẩn bị để từ 1-7 ngồi nhà làm giấy tờ

Khi chính quyền chỉ còn hai cấp thì hoạt động chính quyền số, công dân số sẽ được đẩy mạnh. Vậy cần chuẩn bị gì để từ ngày 1-7, người dân ngồi nhà vẫn làm được giấy tờ, thủ tục?

Chuẩn bị để từ 1-7 ngồi nhà làm giấy tờ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar