22/01/2024 10:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trường đầu tiên đào tạo về tín chỉ carbon tại Việt Nam

Chương trình đào tạo tín chỉ carbon này sẽ bắt đầu từ năm 2024, tuyển khoảng 50 học viên trong năm đầu tiên.

Sẽ có chương trình đầu tiên đào tạo về tín chỉ carbon tại Việt Nam - Ảnh: GETTY IMAGES

Sẽ có chương trình đầu tiên đào tạo về tín chỉ carbon tại Việt Nam - Ảnh: GETTY IMAGES

Ông Nguyễn Khánh Cường, hiệu trưởng Trường cao đẳng Lilama 2 (Đồng Nai), cho biết trường vừa ký kết chuyển giao chương trình đào tạo tín chỉ carbon với tổ chức BTEC Pearson (Vương quốc Anh).

Đến nay, đây là cơ sở giáo dục đầu tiên có chương trình đào tạo tín chỉ carbon tại Việt Nam. Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (đơn vị quản lý các trường cao đẳng) cũng đã có định hướng phát triển chương trình đào tạo tín chỉ carbon trong nước.

Ông Cường cho biết chương trình đào tạo sẽ được triển khai cho 2 đối tượng, một là nhóm đã tốt nghiệp THPT sẽ học chương trình theo hệ trung cấp, kéo dài 2 năm; một là nhóm đã tốt nghiệp cử nhân các ngành liên quan có thể học các chương trình ngắn hạn trong khoảng 6 tháng.

Học viên sẽ được học về những hành lang pháp lý tín chỉ carbon, các kiến thức về khí thải, hiệu ứng nhà kính, tính toán phát thải ra môi trường, lượng bù trừ carbon, kinh doanh và quản lý tín chỉ carbon, chiến lược quản lý carbon…

"Chương trình trước hết tập trung vào tín chỉ carbon dùng cho các nhà máy, chưa đào tạo tín chỉ carbon cho rừng hay mặt nước", ông Cường nói.

Ông Cường cho biết thêm, tổ chức BTEC Pearson sẽ hỗ trợ bồi dưỡng các giảng viên có kiến thức chuyên môn để đảm nhận chương trình đào tạo. Ngoài ra, đơn vị này cũng hỗ trợ thêm các phần mềm, công cụ tính toán tín chỉ carbon trong quá trình đào tạo.

"Nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực này trong tương lai dự báo rất lớn khi để thực hiện cam kết net zero đến năm 2050, Việt Nam sẽ cần khoảng 150.000 người tham gia vào lĩnh vực chuyển đổi năng lượng. Người học hoàn thành chương trình có thể làm việc trong các nhà máy hay các tổ chức làm về tín chỉ carbon trong và ngoài nước", ông Cường nói.

Doanh nghiệp kiến nghị thành lập thị trường tín chỉ carbon

Doanh nghiệp kiến nghị sớm ban hành chương trình giảm phát thải nhà kính theo lộ trình, xây dựng bộ chỉ số xanh (green index) và thành lập thị trường tín chỉ carbon.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar