01/11/2024 17:39 GMT+7

Trường đại học thích ứng thế nào khi sinh viên khao khát tiếp cận tri thức đẳng cấp thế giới?

Theo PGS.TS Bùi Anh Tuấn, hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương, các chi nhánh quốc tế (IBCs) đóng vai trò là cầu nối quan trọng, giúp sinh viên được tiếp cận với nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần phải rời khỏi quê hương của mình.

Trường đại học thích ứng thế nào khi sinh viên khao khát tiếp cận tri thức đẳng cấp thế giới? - Ảnh 1.

PGS.TS Bùi Anh Tuấn, hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương, phát biểu tại hội thảo - Ảnh: N.B

Ngày 1-11, Trường đại học Ngoại thương tổ chức Diễn đàn quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7, nhằm tạo diễn đàn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về các mô hình đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học.

Chia sẻ tại diễn đàn, PGS.TS Bùi Anh Tuấn, hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương, cho biết hiện nay chúng ta đang chứng kiến một thời kỳ mà sinh viên không chỉ hài lòng với việc học tập trong nước, mà còn khao khát được tiếp cận những nguồn tri thức đẳng cấp thế giới.

Ông Tuấn khẳng định các chi nhánh quốc tế (IBCs) đóng vai trò là cầu nối quan trọng, giúp sinh viên được tiếp cận với nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần phải rời khỏi quê hương mình.

Tuy nhiên, quá trình thành lập và vận hành các chi nhánh quốc tế là một hành trình đầy thách thức.

Trường đại học thích ứng thế nào khi sinh viên khao khát tiếp cận tri thức đẳng cấp thế giới? - Ảnh 2.

Ông Rob Stevens, tổng giám đốc đối tác toàn cầu của Đại học Massey, chia sẻ tại diễn đàn - Ảnh: N.B

Tại diễn đàn, ông Rob Stevens, tổng giám đốc đối tác toàn cầu của Đại học Massey, đã chia sẻ về hành trình phát triển của Massey từ một trường cao đẳng nông nghiệp nhỏ, thành lập năm 1927, đến một trường đại học hàng đầu với hơn 27.000 sinh viên, trong đó có hơn 5.000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 100 quốc gia.

Theo ông Stevens, để xếp hạng trong tốp 3% các trường đại học hàng đầu thế giới, Đại học Massey đã thực hiện thành công các chương trình giáo dục xuyên quốc gia, đặc biệt tại Singapore, giúp trường trở thành đơn vị tiên phong về mô hình giáo dục xuyên quốc gia của New Zealand.

Dựa trên kinh nghiệm của Đại học Massey, ông Stevens đã giới thiệu ba mô hình khả thi để mở rộng giáo dục xuyên quốc gia tại Singapore, bao gồm mở rộng các đối tác hiện có, tạo ra các công ty liên doanh và thành lập các phân hiệu độc lập.

Ông Stevens giải thích môi trường pháp lý thuận lợi của Singapore, khung pháp lý mạnh mẽ và khả năng thông thạo tiếng Anh đã biến quốc gia này trở thành một thị trường lý tưởng cho các sáng kiến về giáo dục xuyên quốc gia.

"Hiện tại, mô hình giáo dục xuyên quốc gia của Massey tại Singapore đang là nền tảng cho kế hoạch mở rộng sang Việt Nam, nơi trường hy vọng sẽ cung cấp các chương trình học về khoa học máy tính, kinh doanh, nông nghiệp, nghệ thuật sáng tạo và khoa học xã hội", ông Stevens nói.

Ông Stevens nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn đối tác có văn hóa tương đồng và duy trì mối quan hệ tin cậy cao. Các mối quan hệ hợp tác thành công đòi hỏi sự giao tiếp cởi mở, kiên nhẫn và hiểu biết lẫn nhau.

"Quan hệ đối tác là yếu tố then chốt", ông Stevens khẳng định, nhấn mạnh sự cần thiết của việc thống nhất về giá trị và mục tiêu của tổ chức để đảm bảo sự hợp tác quốc tế hiệu quả.

Theo đuổi kiểm định chất lượng quốc tế phải vì "đảm bảo chất lượng giáo dục"

Theo PGS.TS Phạm Thu Hương, phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương, hợp tác quốc tế là con đường giúp các trường đại học đi nhanh hơn, hiệu quả hơn để đạt mục tiêu phát triển bền vững.

Bà Hương nhấn mạnh để đáp ứng được các yêu cầu của kiểm định chất lượng quốc tế, việc đầu tiên các trường đại học phải xây dựng lộ trình rõ ràng để cải thiện điều kiện đảm bảo chất lượng, quá trình cải thiện điều kiện đảm bảo chất lượng phải được đặt làm mục tiêu hàng đầu khi theo đuổi chương trình kiểm định chất lượng quốc tế.

"Đây là khoảng thời gian chúng ta có thể thấy hợp tác quốc tế trong giáo dục được thúc đẩy mạnh mẽ, là động lực để các trường đại học tại Việt Nam tiến tới các chuẩn giáo dục quốc tế.

Hợp tác quốc tế là một quá trình lâu dài, tạo niềm tin với nhau. Khi các trường đại học quyết định hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục cần phải có sự cam kết chặt chẽ, mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, cùng nhau khai thác nguồn lực. Từ đó mới có sự hiệu quả trong phát triển giáo dục của Việt Nam", bà Hương nói.

Kiểm định chất lượng giáo dục cũng cần được kiểm định

Những năm qua dư luận nói nhiều về chất lượng và tác động của việc kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar