25/09/2023 00:00 GMT+7

Trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc bỏ yêu cầu sinh viên thi môn tiếng Anh

Một trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc đã loại bỏ bài kiểm tra tiếng Anh khỏi yêu cầu cấp bằng tốt nghiệp trong bối cảnh cuộc tranh luận ngày càng gia tăng về lợi ích thực tế của môn học này.


Trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc bỏ yêu cầu sinh viên thi môn tiếng Anh - Ảnh 1.

Đại học Xian Jiaotong là trường học ưu tú đầu tiên của Trung Quốc bỏ bài kiểm tra tiếng Anh. Ảnh: topstaredu.com.cn

Đại học Xian Jiaotong, một trường đại học nghiên cứu công lập ở tỉnh Thiểm Tây (Tây Bắc Trung Quốc), xác nhận rằng trường không còn yêu cầu sinh viên phải hoàn thành bài kiểm tra tiếng Anh đại học (CET) để vào đại học hoặc tốt nghiệp.

CET là kỳ thi hàng năm dành cho sinh viên đại học và sau đại học, những người thường phải vượt qua hai cấp độ – Band 4 để được nhận vào một trường đại học và Band 6 để tốt nghiệp.

Theo văn phòng công tác học thuật của trường đại học, sự thay đổi này là biện pháp bình thường được nhà trường thực hiện theo những diễn biến hiện tại. Đại diện văn phòng cũng nói thêm rằng các khóa học tiếng Anh cấp đại học dựa trên CET vẫn sẽ được giảng dạy.

Trường đại học Xian Jiaotong nằm trong danh sách Đại học hạng nhất, một danh sách chính thức gồm 5% trường đại học hàng đầu Trung Quốc. Đây là trường đại học đầu tiên trong danh sách thực hiện thay đổi như vậy.

Yu Xiaoyu, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, học tiến sĩ tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc), cho biết mặc dù việc loại bỏ yêu cầu bằng cấp về CET sẽ không làm giảm tầm quan trọng của tiếng Anh trong hệ thống giáo dục Trung Quốc nói chung, nhưng sinh viên có thể giảm động lực học ngôn ngữ này hơn.

"Điều không thay đổi là phần lớn thị trường việc làm dành cho sinh viên tốt nghiệp đại học vẫn coi tiếng Anh là có lợi. Vì vậy có nhiều khả năng những sinh viên có trình độ tiếng Anh cao hơn, đặc biệt là những người có khả năng ngôn ngữ cao sẽ có nhiều cơ hội hơn", ông Yu Xiaoyu nói.

Ông Yu Xiaoyu gợi ý rằng một số công ty và hầu hết các trường đại học ở Trung Quốc có thể yêu cầu trình độ tiếng Anh vì những tác động tích cực liên quan đến việc có trải nghiệm học ngôn ngữ thứ hai, chẳng hạn như trí nhớ tốt và khả năng học các khái niệm mới.

Nhà nghiên cứu ngôn ngữ này cũng cho biết, quan điểm rằng học ngôn ngữ thứ hai sẽ ảnh hưởng đến kỹ năng ngôn ngữ mẹ đẻ của người học là sai lầm. Ông nói: "Trẻ em có khả năng sử dụng song ngữ hoặc thậm chí đa ngôn ngữ khi chúng được tiếp xúc với nhiều hơn một ngôn ngữ".

"Sinh viên đại học, hầu hết là người lớn, đã đạt đến trình độ thông thạo tiếng mẹ đẻ và cho dù họ có học bao nhiêu ngôn ngữ mới, họ sẽ luôn có thể sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình", ông Yu Xiaoyu nhấn mạnh.

Ông Yu Xiaoyu cũng cho biết tính chất phi thực tế của các khóa học CET có nghĩa là những sinh viên đạt điểm cao trong kỳ thi vẫn có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh.

Tuy nhiên, ông cho rằng hệ thống này nên được cải cách thay vì bãi bỏ. "Chúng ta không nên hiểu quyết định của trường đại học là dấu hiệu cho thấy họ đang ít coi trọng tiếng Anh hơn. Thay vào đó, điều này có thể hàm ý rằng, các hệ thống giáo dục đại học của Trung Quốc hiện tìm cách cải cách các kỳ thi tiếng Anh cấp đại học để phù hợp với nhu cầu giáo dục và nghề nghiệp của sinh viên hiện tại".

Cùng với tiếng Trung và Toán, tiếng Anh là một trong ba môn bắt buộc trong kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia hay còn gọi là gaokao. Mỗi môn học bắt buộc chiếm 150 điểm, với điểm tổng thể khác nhau tùy trường hợp.

Kế hoạch giảm bớt gánh nặng môn tiếng Anh trong khi tăng cường cho tiếng Trung đã được thảo luận trong khoảng một thập kỷ qua. Trong đó, các trường đại học cũng được khuyến khích hạ thấp tiêu chuẩn để giảm bớt áp lực cho sinh viên, đặc biệt là những sinh viên ở khu vực nông thôn, nơi hiếm khi sử dụng tiếng Anh.

Nhà lập pháp Tuo Qingming đã thu hút thêm sự chú ý trong cuộc tranh luận tại phiên họp lập pháp thường niên ở Bắc Kinh vào tháng 3. Ông nói rằng môn học này có giá trị thực tế rất hạn chế đối với nhiều người.

"Đối với một số lượng đáng kể người dân, việc học ngoại ngữ chỉ để được vào học ở bậc đại học. Những gì họ học thực sự mang tính định hướng cho kỳ thi. Họ sẽ hiếm khi hoặc không bao giờ sử dụng ngoại ngữ trong công việc hoặc cuộc sống của mình", ông Tuo Qingming nói./.



Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm tin 18h: Rầm rộ bán hàng trên máy bay; 'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 11-5-2025

Điểm tin 18h: Rầm rộ bán hàng trên máy bay; 'Bóng ma cô đơn' bao trùm Nhật Bản

Điểm tin 8h: Hàn Quốc lại khủng hoảng giáo dục y khoa; Taliban bắt 14 người vì dám hát hò

Điểm tin 8h ngày 11-5: Đại sứ quán VN tại Ấn Độ và Pakistan khuyến cáo công dân; Tin mẹo dân gian, nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ; Taliban bắt 14 người vì dám hát hò; Thương mại TQ vẫn tăng...

Điểm tin 8h: Hàn Quốc lại khủng hoảng giáo dục y khoa; Taliban bắt 14 người vì dám hát hò

Điểm tin 18h: Xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM; Khởi công rạch Xuyên Tâm

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 10-5-2025

Điểm tin 18h: Xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM; Khởi công rạch Xuyên Tâm

Fidovn được trao danh hiệu Thương hiệu Dẫn đầu Việt Nam

Ngày 13-4, Công ty TNHH Fidovn được trao 2 chứng nhận “Top 10 Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam” và “Môi trường Làm việc Tốt nhất 2025” tại lễ công bố “Thương hiệu Dẫn đầu Việt Nam - Vietnam Leading Brands 2025” do Viện Nghiên cứu Kinh tế Châu Á tổ chức.

Fidovn được trao danh hiệu Thương hiệu Dẫn đầu Việt Nam

'Hành trình kết nối xanh': Địa đạo Củ Chi - Vùng đất thép

“Hành trình kết nối xanh” lần này có sự góp mặt của diễn viên Thuận Nguyễn và fashionista, diễn viên Hồ Thu Anh (vai Ba Hương trong phim “Địa Đạo”) sẽ mang đến những trải nghiệm, câu chuyện và ký ức của một thời khói lửa tại vùng đất thép Củ Chi.

'Hành trình kết nối xanh': Địa đạo Củ Chi - Vùng đất thép

EVNCPC thăm và tặng quà người lao động nhân Tháng Công nhân

Hưởng ứng Tháng Công nhân, ngày 9-5, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã đến thăm hỏi, trao quà và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động Xí nghiệp điện cao thế Đắk Nông và Đội sữa chữa Hottlie trực thuộc PC Đắk Nông.

EVNCPC thăm và tặng quà người lao động nhân Tháng Công nhân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar