07/10/2024 20:10 GMT+7

Trường đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định chuyển Trường đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân.

Trường đại học Duy Tân chính thức chuyển thành Đại học Duy Tân - Ảnh 1.

Sinh viên trong thư viện Đại học Duy Tân - Ảnh: TTO

Ngày 7-10, Phó thủ tướng Lê Thành Long đã ký quyết định số 1115 chuyển Trường đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân.

Đại học tư thục đầu tiên trên cả nước

Trường đại học Duy Tân là cơ sở giáo dục đại học tư thục đầu tiên trên cả nước được chuyển thành đại học.

Đại học Duy Tân thực hiện tổ chức lại cơ cấu tổ chức và hoạt động trên cơ sở Trường đại học Duy Tân, theo quy định của Luật Giáo dục đại học và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong quá trình tổ chức lại phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên liên quan, hoạt động bình thường, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản.

Hội đồng trường, chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng của Trường đại học Duy Tân tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định hiện hành cho đến khi Công ty cổ phần Tập đoàn Duy Tân quyết định công nhận hội đồng đại học, công nhận chủ tịch hội đồng đại học và công nhận giám đốc Đại học Duy Tân theo quy định của pháp luật.

Việc chuyển Trường đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân thì đại học này chính thức trở thành 1 trong 8 cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam hoạt động theo mô hình "Đại học đa ngành, đa lĩnh vực".

Đây là mô hình tiêu biểu của các đại học hàng đầu thế giới, gồm 3 cấp độ quản trị: cấp đại học (University), cấp trường thành viên (College), phân hiệu (Branch) và cấp khoa/viện (School/Institute).

Trường đại học Duy Tân chính thức chuyển thành Đại học Duy Tân - Ảnh 2.

Trường đại học Duy Tân chính thức chuyển thành Đại học Duy Tân

7 trường đào tạo thành viên và 2 viện đào tạo

Đại học Duy Tân là trường tư thục đầu tiên và lớn nhất miền Trung đào tạo đa bậc, đa ngành, đa lĩnh vực.

Đại học Duy Tân hiện có 7 trường đào tạo thành viên và 2 viện đào tạo: Trường Khoa học máy tính, Trường Công nghệ, Trường Kinh tế và Kinh doanh, Trường Ngôn ngữ và Xã hội nhân văn, Trường Du lịch, Trường Y - Dược, Trường Đào tạo quốc tế, Viện Quản lý Nam Khuê và Viện Việt - Nhật.

Theo Đại học Duy Tân, sau gần 30 năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã tuyển sinh được 63 nghiên cứu sinh, 3.045 học viên cao học, 109.130 sinh viên đại học - cao đẳng, 12.400 học viên trung cấp chuyên nghiệp.

Nhà trường đã cung cấp cho xã hội 77.604 cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, dược sĩ, thạc sĩ và tiến sĩ.

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP.HCM chỉ tuyển sinh theo 3 phương thức

Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ giảm bớt các phương thức tuyển sinh đại học năm 2025 xuống còn 3. Đồng thời khuyến khích các trường xây dựng phương thức xét tuyển kết hợp.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có văn bản chính thức về việc khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa. Theo đó kỳ khảo sát sẽ diễn ra ngày 16-6.

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Chàng trai Asian School đạt học bổng trường top đầu Canada

Trương Cẩm Đào - lớp 12/20 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) - đã giành được học bổng 100.000 CAD từ University of Toronto.

Chàng trai Asian School đạt học bổng trường top đầu Canada

Thủ đoạn của đường dây sản xuất, buôn bán 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả

13 người tổ chức sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả đang phải hầu tòa.

Thủ đoạn của đường dây sản xuất, buôn bán 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar