10/07/2023 13:01 GMT+7

Trưởng đại diện UNDP: 'TP.HCM dạt dào năng lượng trẻ'

Trong ba ngày từ 5 đến 7-7, bà Ramla Khalidi, trưởng đại diện Cơ quan phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, có chuyến công tác đến TP.HCM để xác định những lĩnh vực hợp tác trong thời gian tới giữa TP và UNDP.

Bà Ramla Khalidi cùng trợ lý đi bộ trên đường Đồng Khởi, quận 1, TP.HCM vào ngày 5-7 - Ảnh: T.T.D.

Bà Ramla Khalidi cùng trợ lý đi bộ trên đường Đồng Khởi, quận 1, TP.HCM vào ngày 5-7 - Ảnh: T.T.D.

Tôi nhận thấy TP.HCM rất quyết tâm thực hiện kinh tế tuần hoàn.
Bà Ramla Khalidi

Dù tay vẫn còn đeo nẹp do một sự cố trước đó hơn hai tuần, bà Khalidi háo hức đi dạo ở TP.HCM - cách riêng của bà để cảm nhận sức sống và tinh thần của một TP mình mới đến thăm.

* Cảm xúc của bà khi lần đầu đến TP.HCM như thế nào?

- Đây là chuyến công tác chính thức thứ hai của tôi đến TP.HCM. Tuần trước tôi vào để dự lễ xuất quân của đoàn cán bộ chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 Việt Nam đi Nam Sudan, nhưng đến và rời đi trong vòng 24 giờ. Đây mới thực sự là chuyến công tác chính thức đầu tiên của tôi đến TP.HCM, dù tôi đến Việt Nam nhận vị trí ở UNDP từ tháng 9-2022.

Phải nói rằng thật phấn khởi và hào hứng có mặt ở đây - TP có tầm quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, là đầu tàu của sự năng động và đổi mới, là ngôi nhà chung của rất nhiều doanh nghiệp và là vườn ươm doanh nhân. Đây là một cơ hội để tôi tận mắt chứng kiến và trải nghiệm sự năng động của TP.HCM.

Tôi thấy nơi đây dạt dào năng lượng trẻ - thể hiện trong sự đa dạng của các cửa hàng và cửa hiệu. Tôi hy vọng sẽ có nhiều cơ hội đi bộ ngoài đường phố vì đây là cách giúp tôi hiểu hơn về TP nơi mình đến.

* Bà mong đợi gì từ TP.HCM trong chuyến công tác lần này?

- Chuyến công tác này của tôi chủ yếu là tìm hiểu các cơ hội hợp tác khác nhau trong lĩnh vực công và tư nhân. Tôi hân hạnh gặp Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi để tìm hiểu về những lĩnh vực UNDP có thể hợp tác với TP. Ông Mãi cho biết với hơn 10 triệu dân, TP.HCM rất cần năng lực quản lý, xử lý các vấn đề như rác thải, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững và tiết kiệm năng lượng hướng đến phát thải ròng bằng 0 năm 2050.

Tôi hiểu rằng với hơn 10 triệu dân, mỗi ngày gần 9.000 tấn rác được thải ra ở TP.HCM cần được phân loại và xử lý có trách nhiệm để an toàn cho cả con người và môi trường. Chúng tôi có thể giới thiệu kinh nghiệm của UNDP ở năm TP khác để TP.HCM tham khảo về tăng cường nhận thức về rác nhựa, phân loại và tái chế rác cũng như ứng dụng công nghệ trong hoạt động thu gom và tái chế rác. Tái chế không chỉ làm sạch môi trường mà còn là một ngành kinh doanh.

Chúng tôi muốn cùng TP.HCM tìm và khám phá các giải pháp, cách làm mới cho những vấn đề dân sinh quan trọng như vậy. Tôi cũng nhận thấy TP.HCM rất quyết tâm thực hiện kinh tế tuần hoàn (PV - mô hình thay đổi thiết kế sản xuất để làm sao có thể tăng cơ hội tái sử dụng, tái chế nhằm tiết kiệm tài nguyên và hạn chế rác thải).

TP.HCM được xem là đầu tàu của nền kinh tế cả nước. Tập trung vào các nội dung hướng đến các doanh nghiệp như thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và kinh doanh có trách nhiệm là hoàn toàn hợp lý. Chúng tôi có thể hỗ trợ theo nhiều cách thông qua các dự án thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển bền vững tại TP.HCM và lan tỏa đến các doanh nghiệp ở các nơi khác.

* Năm nay kỷ niệm 45 năm UNDP có mặt ở Việt Nam. Mối quan hệ này ngày càng vững mạnh hơn. Đâu là sự khác biệt trong trọng tâm của các hoạt động của UNDP ở Việt Nam trước đây và hiện nay?

- UNDP là một trong những tổ chức quốc tế đầu tiên có mặt ở Việt Nam. Tôi vinh dự và thấy may mắn khi cùng UNDP đồng hành cùng Việt Nam vượt qua các thách thức và trở thành một quốc gia có vị thế trong khu vực. Những hỗ trợ của UNDP trước đây là các hỗ trợ cơ bản, gần như hỗ trợ nhân đạo, nhưng theo thời gian UNDP đã hỗ trợ các thảo luận về chính sách, cải cách của chính phủ.

Việt Nam là một câu chuyện đầy cảm hứng với thành công đáng kể về xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, hợp tác đa phương. Dĩ nhiên, có những thách thức mới như biến đổi khí hậu. Theo tôi, thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục là lĩnh vực mà Việt Nam cần chú trọng để tăng cường sự chống chịu, đặc biệt là ở các cộng đồng ven biển. Chúng tôi cố gắng hỗ trợ Việt Nam trong quan hệ đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng, trong mục tiêu kép là trở thành quốc gia có thu nhập cao năm 2045 và trung hòa carbon năm 2050.

Khó khăn kinh tế chỉ là tạm thời

Theo bà Ramla Khalidi, nền kinh tế toàn cầu chậm lại là một thách thức. Trên thế giới, lãi suất cho vay đã tăng lên rất nhiều nhưng lạm phát vẫn chưa được kiểm soát như mong đợi. Nhu cầu hàng hóa toàn cầu chậm lại khiến nhập khẩu giảm ở các nền kinh tế lớn. Với Việt Nam và TP.HCM - nơi xuất khẩu có vai trò quan trọng, điều này có nghĩa là các đơn hàng sẽ ít đi, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.

"Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng khó khăn này sẽ là tạm thời. Hy vọng vào cuối năm chúng ta sẽ có những chỉ số khả quan. Trong giai đoạn này, tôi nghĩ điều quan trọng là khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vượt qua cơn bão", trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam chia sẻ.

UNDP cam kết hỗ trợ Việt Nam giảm nghèo

TTO - Ngày 28-2, đại diện Bộ Lao động - thương binh và xã hội đã ký kết thỏa thuận hợp tác giảm nghèo tại Việt Nam với Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), với tổng kinh phí hàng trăm ngàn USD.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga chia sẻ với Mỹ ý tưởng mới về hòa bình cho Ukraine

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết người đồng cấp Nga Sergei Lavrov đã chia sẻ một "ý tưởng mới" về Ukraine trong cuộc gặp tại Malaysia.

Nga chia sẻ với Mỹ ý tưởng mới về hòa bình cho Ukraine

Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc củng cố quan hệ ASEAN và các nước

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đưa ra các đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác diễn ra ở Malaysia.

Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của việc củng cố quan hệ ASEAN và các nước

Cướp biển châu Á tăng 83%, thời buổi khó khăn nên cướp biển nhiều

Thống kê cho thấy có 95 vụ cướp biển nhắm vào tàu thuyền ở khu vực châu Á trong sáu tháng đầu năm 2025, đặc biệt tập trung ở khu vực eo biển Malacca.

Cướp biển châu Á tăng 83%, thời buổi khó khăn nên cướp biển nhiều

Houthi lại tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ để trả đũa?

Việc Houthi tái phát động các cuộc tấn công nhằm vào tàu Magic Seas và Eternity C tại Biển Đỏ dường như gửi đi thông điệp trước cuộc gặp giữa ông Trump và ông Netanyahu, đồng thời thể hiện sự ủng hộ với Palestine.

Houthi lại tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ để trả đũa?

Ngoại trưởng Rubio: 'Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò tại châu Á'

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio khẳng định Washington cam kết duy trì hiện diện và tăng cường các mối quan hệ chiến lược tại châu Á - Thái Bình Dương.

Ngoại trưởng Rubio: 'Mỹ không có ý định từ bỏ vai trò tại châu Á'

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'

Lời khen của Tổng thống Trump dành cho người đồng cấp Liberia về khả năng nói tiếng Anh gây ra nhiều ý kiến trái chiều, khi tiếng Anh vốn là ngôn ngữ chính thức tại Liberia.

Ông Trump khen tiếng Anh của tổng thống Liberia: 'Ngài học ở đâu mà nói hay vậy?'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar