01/10/2015 09:25 GMT+7

Trường căng thẳng vì thiếu nhân viên y tế

MỸ DUNG (mydung@tuoitre.com.vn)
MỸ DUNG ([email protected])

TT - Trường tiểu học có hơn 1.000 học sinh nhưng không có nhân viên y tế. Có trường không đầu tư tủ thuốc, thiết bị y tế… để dành tiền trả lương nhân viên y tế, có trường lấy nhân viên y tế chỗ này bù sang chỗ khác...

Học sinh Trường tiểu học Lê Văn Sỹ (Tân Bình, TP.HCM) được nhân viên y tế của trường chăm sóc sức khỏe - Ảnh: Mỹ Dung

Đó là thực trạng chung tại nhiều trường phổ thông công lập ở TP.HCM từ đầu năm học đến nay, khi vừa có chủ trương tạm dừng tuyển viên chức chuyên trách làm công tác y tế trong ngành giáo dục.

“Nếu không có nhân viên y tế túc trực, nhà trường không thể bảo đảm được yêu cầu về sức khỏe cho học sinh. Không có nhân viên y tế thì hiệu trưởng nào cũng lo ngay ngáy vì một số việc có thể nguy hiểm đến tính mạng học sinh

Hiệu trưởng một trường tiểu học tại TP.HCM

Rối như canh hẹ

“Chỉ riêng hai tuần nay đã có ba lần trường phải phối hợp với trung tâm y tế dự phòng quận phòng bệnh sốt xuất huyết tại trường. Sáng nào cũng phải đi kiểm tra từng lớp, khu vực xung quanh trường xem có nước đọng, nắm tình hình sức khỏe học sinh...

Nhiều việc chuyên môn như vậy, nhưng trường hiện không có nhân viên chính thức về y tế” - hiệu trưởng một trường tiểu học có khoảng 1.800 học sinh tại TP.HCM than thở.

Năm ngoái, nhân viên y tế biên chế của trường tiểu học nói trên đã đến tuổi nghỉ hưu. Một sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành y sĩ tại trường ĐH trên địa bàn đã được nhận về trường thực tập.

Khi trường đang hoàn thành hồ sơ của y sĩ này gửi lên phòng GD-ĐT quận thì nhận được câu trả lời “dừng tuyển”. Và kể từ tháng 8 đến nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch bệnh, quản lý hồ sơ sức khỏe của học sinh... không có người phụ trách!

“Chúng tôi đang thuê cô phụ trách nha học đường ở lại thêm giờ, cộng với việc cô y sĩ này xin ở lại học việc nên ba tháng qua công tác y tế học đường vẫn có người gồng gánh... Nhưng thêm vài tháng nữa mà không “danh chính ngôn thuận”, e là cô y sĩ không thể làm việc không lương mãi” - hiệu trưởng lo lắng chia sẻ.

Theo khảo sát, rất nhiều trường tiểu học, THCS tại TP.HCM bị ảnh hưởng từ việc tạm dừng tuyển viên chức nhân viên y tế này. Trong đó không ít trường hiện không có người chuyên trách vì người cũ đã nghỉ, người mới thì không có kinh phí nên không thể ký hợp đồng, hoặc không được quận, huyện cho chủ trương hợp đồng.

Biết không thể thiếu nhân viên y tế trong nhà trường nhưng do không thể làm trái quy định, ngành giáo dục một vài quận, huyện ở TP.HCM đã có một số “sáng kiến” chữa cháy.

Tại một quận có đông học sinh phổ thông, để có đội ngũ nhân viên y tế làm việc (thay các trường hợp đã nghỉ hưu hoặc thêm nhân sự cho trường mới xây), mới đây họ đã điều chuyển tất cả nhân viên y tế ở trường mầm non công lập về làm việc tại các trường tiểu học, THCS công lập của quận.

“Thông tư 06 liên bộ GD-ĐT - Nội vụ quy định bốn vị trí việc làm - kế toán, văn thư, y tế, thủ quỹ - trong trường mầm non công lập không được vượt quá hai người phụ trách.

Nay lại có công văn tạm dừng tuyển viên chức y tế ở trường phổ thông, vì thế để có người làm việc, chúng tôi điều chuyển nhân viên y tế từ bậc này sang bậc khác” - một lãnh đạo phòng GD-ĐT quận, huyện tại TP.HCM cho biết.

Nhưng dù đã dùng “chiêu” điều chuyển, không ít trường phổ thông hiện vẫn chưa có nhân viên y tế. Lãnh đạo phòng GD-ĐT quận nói trên cũng trăn trở khi lấy người ở chỗ này đắp chỗ kia:

“Tôi lo lắm, trường phổ thông mà không có nhân viên y tế cũng không được. Bao nhiêu vấn đề xảy ra hằng ngày. Nhưng ở trường mầm non nếu không có người chuyên trách y tế thì cô giáo rất khó xử lý các tình huống bệnh tật của trẻ”.

Không thể thiếu nhân viên y tế

Bác sĩ N. công tác tại một trường tiểu học có khoảng 1.600 học sinh tại TP.HCM kể ngày cao điểm chị phải xử lý khoảng 20 ca bệnh cho học sinh, còn ngày ít khoảng 10 ca. Ngoài ra, nhân viên y tế ở trường học mỗi năm phải thực hiện hơn 20 kế hoạch, chiến dịch phòng chống dịch bệnh.

“Công việc của chúng tôi ngập đầu. Không biết các nơi khác thế nào, nhưng ở trường tôi nhà trường giống như một bệnh viện thu nhỏ, chúng tôi phải quản lý hồ sơ sức khỏe học sinh, phải tham gia phòng chống dịch bệnh cùng quận, huyện; phải phổ biến kiến thức và tư vấn dinh dưỡng cho học sinh bên cạnh việc lúc nào cũng phải sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp về y tế, sức khỏe trong trường” - bác sĩ N. bức xúc.

Vì thế, theo lãnh đạo nhiều trường tiểu học, THCS và cả các trưởng phòng GD-ĐT quận, huyện, các trường học ở TP.HCM không thể không có nhân viên y tế. Đội ngũ này không thể làm việc kiêm nhiệm, cần phải được biên chế như là đội ngũ giáo viên.

Trả lời Tuổi Trẻ, hiệu trưởng một trường tiểu học tại TP.HCM lý giải: “Hiện nay trường tiểu học, THCS nào ở TP.HCM cũng đều trên dưới 1.000 học sinh. Với số lượng học sinh đông, sân trường hẹp, các tai nạn thương tích nhẹ xảy ra hằng ngày.

Nếu không có nhân viên y tế túc trực, nhà trường không thể đảm bảo được yêu cầu về sức khỏe cho học sinh. Không có nhân viên y tế thì hiệu trưởng nào cũng lo ngay ngáy vì một số việc có thể nguy hiểm đến tính mạng học sinh”.

Mặt khác, khi nhân viên y tế không được biên chế trong nhà trường thì trường rất khó tuyển được người có chuyên môn phụ trách. “Do không “danh chính ngôn thuận” nên trường sẽ khó tuyển được nhân viên y tế đúng chuẩn, rất ít người có bằng cấp, chuyên môn (y sĩ, bác sĩ...) chịu vào làm ở vị trí này.

Ngoài ra, trường phải lấy tiền từ việc trích 10% bảo hiểm y tế học sinh - sinh viên để trả lương cho nhân viên y tế nên trang thiết bị ở phòng y tế không thể cải thiện, tủ thuốc sẽ không đa dạng, không đáp ứng được yêu cầu về cấp cứu kịp thời, phòng dịch bệnh trong trường học...” - hiệu trường này nói thêm.

Trong khi đó, trưởng phòng GD-ĐT một quận tại TP.HCM thẳng thắn:

“Một số ý kiến cho rằng đội ngũ y tế học đường ít việc nên cần giảm. Ở đâu thì không biết, ở TP.HCM thì nhân viên y tế trường học làm việc bở hơi tai vì học sinh đông, sĩ số/lớp đông, diện tích hẹp.

Đừng khảo sát chỗ này áp cho chỗ khác, lấy nơi thưa học sinh để áp vào chỗ đông và “cắt” đồng loạt như vậy thì trường học ở TP.HCM rất khó đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe cho học sinh như Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu. Trường học không thể thiếu nhân viên y tế được”.

Tạm ngưng tuyển viên chức y tế trường học

Theo công văn số 2387 của Văn phòng Chính phủ ngày 8-4-2015 về công tác y tế, tài chính kế toán trong các cơ sở giáo dục, Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát quy định về việc tổ chức y tế trường học, tài chính kế toán trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập; đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm tiết kiệm tối đa biên chế trong các cơ sở GD-ĐT công lập...; giao các bộ, cơ quan ngang bộ... UBND các tỉnh, TP trực thuộc trung ương chỉ đạo các cơ sở GD-ĐT thuộc phạm vi quản lý, tạm thời ngừng tuyển viên chức chuyên trách làm công tác y tế, tài chính kế toán tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

MỸ DUNG ([email protected])

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã định hình vai trò của một đại học đa ngành, sáng tạo và có trách nhiệm trong kỷ nguyên mới.

Những kết quả khả quan giúp UEH khẳng định vị thế

Chúng tôi không biết giải thích với nước ngoài thế nào về 'trường đại học trong đại học'

Nhiều vị lãnh đạo trường đại học đã chia sẻ như thế tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sáng 14-5.

Chúng tôi không biết giải thích với nước ngoài thế nào về 'trường đại học trong đại học'

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Định hướng nghiên cứu của UEH trong kỷ nguyên mới

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã triển khai hai định hướng: thúc đẩy công bố quốc tế gắn với đào tạo đa ngành; phát triển các nghiên cứu ứng dụng gắn với các vấn đề đương đại.

Định hướng nghiên cứu của UEH trong kỷ nguyên mới

Nam sinh giáo dục thường xuyên giành 2 giải nhất học sinh giỏi

Hà Trọng Bách, lớp 12B15 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên quận Tân Phú, TP.HCM, đã giành hai giải nhất học sinh giỏi cấp thành phố môn toán và giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2024-2025.

Nam sinh giáo dục thường xuyên giành 2 giải nhất học sinh giỏi

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar