15/06/2018 10:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trước tháng 5-2019 hoàn tất xử lý người làm mất vốn nhà nước

THÁI BÁ DŨNG
THÁI BÁ DŨNG

TTO - Quốc hội yêu cầu kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu, vi phạm về quản lý sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp.

Trước tháng 5-2019 hoàn tất xử lý người làm mất vốn nhà nước - Ảnh 1.

Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết các nghị quyết - Ảnh: QUANG VINH

Sáng 15-6, với tỉ lệ tán thành 97,33%, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Mất vốn vì chủ quan

Đánh giá kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2011-2016, Quốc hội cho rằng các DNNN đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tiếp tục giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Hiệu quả kinh doanh trên các tiêu chí như lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước, bảo toàn và tăng trưởng vốn đạt kết quả tích cực. Sau cổ phần hóa thì hoạt động của doanh nghiệp minh bạch hơn, kinh doanh có hiệu quả và nộp ngân sách tốt.

Tuy nhiên, Quốc hội cũng cho rằng vẫn còn một số hạn chế: tình trạng vi phạm pháp luật trong kinh doanh, nguyên tắc thị trường, quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính...

Các hạn chế này bao gồm: chưa hoàn toàn tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước với chức năng đại diện chủ sở hữu, chưa bảo đảm công khai, minh bạch trong việc định giá, mua bán tài sản của DNNN.

Một số dự án đầu tư quy mô lớn nhưng triển khai chậm, không hiệu quả, thất thoát, lãng phí. Hoạt động đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính, đầu tư ra nước ngoài nhìn chung hiệu quả thấp.

Vẫn còn vi phạm về công tác quản lý tài chính trong quá trình cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp, nhất là xác định giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu của DNNN.

"Những hạn chế, vướng mắc, bất cập nêu trên do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu", nghị quyết nêu.

Công tác tổ chức cán bộ chưa tốt, năng lực quản lý còn bất cập, trách nhiệm chưa rõ, một số trường hợp cố ý vi phạm quy định của pháp luật gây lãng phí và hậu quả nghiêm trọng.

Nghị quyết về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN

Quốc hội cũng cho rằng việc xử lý, cơ cấu lại một số đơn vị nhà nước, các dự án đầu tư không hiệu quả còn chậm. Hoạt động kiểm tra, giám sát của đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, công tác thanh tra, kiểm tra, việc kiểm soát nội bộ chưa thường xuyên, kém hiệu quả.

Chính quyền ở một số địa phương còn buông lỏng quản lý đất đai, quản lý chuyển đổi mục đích, thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất của doanh nghiệp sau cổ phần hóa còn bất cập, thiếu minh bạch.

Nhiều doanh nghiệp nhà nước chưa tuân thủ pháp luật; chưa xây dựng được hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hiệu quả để kịp thời giám sát và cảnh báo các sai phạm tại doanh nghiệp.

Không lấy vốn nhà nước để cứu doanh nghiệp thua lỗ

Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý sử dụng vốn và tài sản nhà nước, Quốc hội đưa ra các giải pháp và khẳng định việc xử lý các vi phạm sẽ xong trước năm 2020.

Cụ thể: Quốc hội giao Chính phủ khẩn trương hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN để sớm trình Quốc hội.

Đến năm 2020 phải xử lý dứt điểm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật, để thất thoát vốn, tài sản nhà nước và các dự án thua lỗ. Quốc hội không đồng ý cho sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý thua lỗ của doanh nghiệp.

Nghị quyết về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa DNNN

Kiểm điểm và xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân - đặc biệt là người đứng đầu trong việc để xảy ra các vi phạm về quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và quá trình cổ phần hóa DNNN.

Việc này phải xong để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 vào tháng 5-2019.

Rà soát diện tích đất của các DNNN, quản lý và giám sát việc sử dụng đất của doanh nghiệp sau cổ phần hóa, bảo đảm tuân thủ phương án sử dụng đất đã được phê duyệt trong phương án cổ phần hóa doanh nghiệp. Trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng thì phải tổ chức thu hồi và đấu giá công khai.

Quốc hội cũng yêu cầu thanh tra việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất của DNNN, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh đất, xây dựng nhà ở giai đoạn 2011- 2017 để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.

TTO - Tổng thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái chỉ ra đây là hành vi "đa số" trong việc làm thất thoát vốn và tài sản mà các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gây ra.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 22-5: Bất động sản Hưng Yên lọt top 'nóng' nhất thị trường phía Bắc

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội bàn về bỏ thanh tra bộ, tổng cục, cục, sở, huyện, miễn học phí; Bầu Đức tiếp tục bán công ty con; Tăng ca mắc tay chân miệng ở TP.HCM; 9 tháng, TP.HCM xảy ra 15 ca biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ...

Tin tức sáng 22-5: Bất động sản Hưng Yên lọt top 'nóng' nhất thị trường phía Bắc

Thời tiết hôm nay 22-5: Bắc Bộ tối mưa to, Nam Bộ mưa diện rộng

Hôm nay 22-5, thời tiết Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng, chiều tối mưa dông. Nam Bộ mưa diện rộng do rãnh áp thấp hoạt động mạnh.

Thời tiết hôm nay 22-5: Bắc Bộ tối mưa to, Nam Bộ mưa diện rộng

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Cơ quan chức năng đã tìm thấy học sinh thứ 5 trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh. Tuy nhiên, học sinh này được xác định đã chết.

Thêm 1 học sinh tử vong trong vụ 7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản hỏa tốc phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu vì để xảy ra vụ việc được báo chí đưa: tính tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Tổ chức đi Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số: Phê bình chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa phê duyệt thêm 829 vùng trồng, 131 cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam. Đây là cơ hội để sầu riêng nước ta tăng cường xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỉ dân.

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận: Không dừng tham quan với các cơ quan, đơn vị không sắp xếp bộ máy

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận khẳng định không tạm dừng khảo sát, tham quan, học tập kinh nghiệm đối với các cơ quan, đơn vị không chịu tác động bởi việc sắp xếp bộ máy.

Chủ tịch tỉnh Ninh Thuận: Không dừng tham quan với các cơ quan, đơn vị không sắp xếp bộ máy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar