12/07/2018 20:28 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trước 'nghi án' Hà Giang, Bộ GD-ĐT ngăn ngừa tiêu cực thi cử ra sao?

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TTO - Nghi vấn về điểm thi cao bất thường ở Hà Giang khiến dư luận càng quan tâm đến các giải pháp phòng ngừa tiêu cực đã được Bộ GD-ĐT áp dụng ra sao tại kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Trước nghi án Hà Giang, Bộ GD-ĐT ngăn ngừa tiêu cực thi cử ra sao? - Ảnh 1.

Các thí sinh kết thúc môn thi toán học tại kỳ 2018 tại điểm thi Chu Văn An, Hà Nội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Thực tế, để ngăn ngừa trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, Bộ GD-ĐT đã phải bổ sung một loạt giải pháp "bọc lót" trong toàn bộ kỳ thi diễn ra tại địa phương, từ in sao đề thi, coi thi, bảo quản bài thi, chấm thi…

Trong đó, điểm mới được áp dụng tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 là ngoài việc phối hợp công tác coi thi, giảng viên từ các trường đại học còn tham gia vào lực lượng thanh tra cắm chốt tại các điểm thi.

Bảo quản bài thi: bảo mật như đề thi

Trước kỳ thi THPT quốc gia, đã có ý kiến lo ngại việc bảo quản bài thi tại điểm thi sau khi thi ở địa phương nếu không chặt sẽ làm nảy sinh tiêu cực.

Đáp lại lo lắng này, Bộ GD-ĐT cho biết "bài thi sẽ được bảo mật nghiêm túc như đề thi".

Cụ thể, bộ yêu cầu các điểm thi phải đảm bảo bài thi được bảo quản tại phòng cách biệt với các hoạt động khác. Phòng bảo quản bài thi phải đảm bảo an ninh, an toàn, có đầy đủ phương tiện phòng chống cháy nổ.

Thùng đựng bài thi phải đảm bảo chắc chắn, có khóa, niêm phong và phải được cán bộ công an giám sát 24 giờ/ngày. Nếu có sự cố bất thường, phải giữ nguyên hiện trường, lập biên bản, báo cáo chủ tịch hội đồng thi để xử lý kịp thời.

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, điểm mới được áp dụng tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 là ngoài việc phối hợp công tác coi thi, giảng viên từ các trường đại học còn tham gia vào lực lượng thanh tra cắm chốt tại các điểm thi.

Phòng ngừa bài thi bị "đánh tráo"

Trao đổi với Tuổi trẻ Online, PGS.TS Mai Văn Trinh - Cục trưởng cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT, cho biết một giải pháp quan trọng khác được đưa vào kỳ thi năm nay là niêm phong túi đựng bài thi bằng tem chuyên dụng, mỏng, dễ rách.

Bộ GD-ĐT lưu ý các hội đồng thi về việc niêm phong của túi đựng bài thi tại các điểm thi để đảm bảo phòng ngừa, phát hiện khả năng bài thi bị đánh tráo.

Đặc biệt, ngoài chữ ký của cán bộ coi thi, trên tem niêm phong còn có có chữ ký của trưởng điểm thi, phó trưởng điểm thi đến từ các trường ĐH, CĐ. Trước đó, các chữ ký đã được đăng ký để gửi cho chủ tịch hội đồng thi.

Sau này, trong khâu chấm thi, trước khi bóc túi đựng bài thi, trưởng điểm thi sẽ có động thái xác định tình trạng niêm phong của túi đựng bài thi. Theo Bộ GD-ĐT, đây sẽ là giải pháp hiệu quả bảo đảm túi bài thi được bảo mật, được niêm phong trước khi đưa vào chấm.

Phiếu trả lời trắc nghiệm cũng được “quản” chặt: in đóng gói theo phòng, có phiếu dự phòng được niêm phong đến khi làm bài thi môn đó. Trong trường hợp hỏng, thừa sẽ phải bàn giao lại và có biên bản bàn giao.

Cách ly cán bộ làm phách

Theo ông Trinh, quy trình chấm thi trắc nghiệm có sự giám sát của thanh tra và cán bộ an ninh (PA83 địa phương) từ khi mở niêm phong túi đựng bài thi đến khi kết thúc chấm thi.

Các thành viên tham gia xử lý Phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) không được mang theo bút chì, tẩy vào phòng chấm thi và không được sửa chữa, thêm bớt vào phiếu với bất kỳ lí do gì. Mọi hiện tượng bất thường đều phải báo cáo ngay cho bộ phận giám sát để cùng xác nhận và ghi vào biên bản.

Tất cả Phiếu TLTN sau khi đã quét và Phiếu thu bài thi được niêm phong, lưu giữ và bảo mật tại sở GD-ĐT.

Riêng bài thi tự luận phải được đánh và rọc phách trước khi giao cho tổ chấm thi, số phách phải được bảo mật tuyệt đối.

Chủ tịch Hội đồng thi quyết định phương thức đánh phách (đánh phách 1 vòng hay đánh phách 2 vòng độc lập).

Cán bộ làm phách được cách ly hoàn toàn trong suốt quá trình làm phách, tương tự quy trình ra đề thi, in sao đề thi.

Khi nào thì chấm thẩm định?

Theo quy chế thi THPT quốc gia, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ quyết định thành lập Hội đồng chấm thẩm định để chấm thẩm định toàn bộ hoặc một phần số bài thi hoặc kiểm tra kết quả phúc khảo của một hoặc một số Hội đồng thi.

Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT do Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng làm chủ tịch.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quyết định việc tổ chức đối thoại hay không đối thoại giữa những người chấm đợt đầu, chấm phúc khảo và chấm thẩm định.

Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT có thẩm quyền quyết định cuối cùng về điểm chính thức của bài thi.

TTO - Số thí sinh được điểm cao khối A1 chiếm gần 50% cả nước, số thí sinh được điểm 9 môn vật lý cao một cách kỳ lạ... trước những nghi ngờ điểm thi cao bất thường ở Hà Giang, Bộ GD-ĐT đã vào cuộc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Học phí đại học năm 2025 sẽ cao hơn năm ngoái bao nhiêu?

Năm 2025, mức thu học phí các trường đại học cao hơn năm ngoái và sẽ tiếp tục tăng qua từng năm theo lộ trình.

Học phí đại học năm 2025 sẽ cao hơn năm ngoái bao nhiêu?

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (nay là tỉnh Cà Mau) kết luận nhiều nội dung sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo và tại Trường THPT chuyên Bạc Liêu.

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo lịch chung của bộ, 8h ngày 16-7 sẽ công bố điểm thi.

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Công an xác minh vụ cô giáo đánh bầm mông học sinh lớp học thêm vì làm sai bài tập

Phụ huynh ở phường Thành Nhất (tỉnh Đắk Lắk) phản ánh con trai bị cô giáo dạy thêm đánh bầm mông vì làm sai bài tập, công an đang xác minh vụ việc.

Công an xác minh vụ cô giáo đánh bầm mông học sinh lớp học thêm vì làm sai bài tập

Khi con thi trượt

Khi bị trượt tốt nghiệp THPT; hay ước mơ vào đại học, cao đẳng 'tan thành mây khói', thường tâm lý chung của các thí sinh là sẽ rất buồn chán.

Khi con thi trượt

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Nơi 24 điểm vẫn rớt, chỗ 10 điểm đã đậu

Năm nay, chỉ có 9 trong số trên 100 trường THPT công lập tại Hà Nội có mức điểm chuẩn từ 24 điểm trở lên (điểm trung bình môn là 8 trở lên).

Điểm chuẩn vào lớp 10 ở Hà Nội: Nơi 24 điểm vẫn rớt, chỗ 10 điểm đã đậu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar