29/06/2018 07:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trước khi có tiêu chí fair-play, World Cup phân hạng bằng cách nào?

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Tiêu chí fair-play lần đầu được áp dụng tại World Cup 2018, và đã phát huy tác dụng khi giúp Nhật đi tiếp và Senegal bị loại. World Cup 1990, khi chưa có tiêu chí fair-play, Hà Lan và Ireland đã phải bốc thăm để phân định thứ hạng.

Màn bắt thăm lịch sử trong vòng chung kết World Cup 1990 - Nguồn: YOUTUBE

World Cup 2018 là lần đầu tiên FIFA chưa đưa tiêu chí fair-play vào các yếu tố phân định thứ hạng trong vòng bảng. Chỉ số này dựa trên số thẻ phạt mỗi đội, trong đó thẻ vàng bị trừ 1 điểm, thẻ đỏ gián tiếp trừ 3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp trừ 4 điểm, thẻ vàng và thẻ đỏ trực tiếp trừ 5 điểm.

Trước năm 2018, các tiêu chí thường được đưa ra theo thứ tự là điểm số, hiệu số toàn bảng, số bàn thắng trong toàn bảng, thành tích đội đầu, hiệu số trong đối đầu, bàn thắng trong đối đầu… Khi vẫn hòa nhau, các đội sẽ bốc thăm.

Ở World Cup Italia 1990, đã diễn ra màn bốc thăm sau vòng bảng.

Sau khi kết thúc 3 lượt đấu bảng F, Hà Lan và Ireland cùng có 3 điểm, cùng ghi được 2 bàn thắng và cùng thủng lưới 2 bàn. Trong trận đối đầu trực tiếp, Hà Lan và Ireland cũng hòa nhau 1-1. Như vậy là xét tất cả chỉ tiêu, Hà Lan và Ireland hòa nhau - khi đó FIFA chưa tính tiêu chí fair-play.

15 phút sau trận đấu giữa Hà Lan và Ireland, ông Sepp Blatter lúc bấy giờ là tổng thư ký FIFA tiến hành 1 buổi lễ bốc thăm ở Rome. Thể thức như sau: 2 lá thăm mang tên 2 đội nằm trong 2 quả bóng màu cam đặt vào một lọ thủy tinh. Ngoài ra, ban tổ chức dùng một lọ thủy tinh khác đựng 2 quả bóng màu vàng ghi số 2 và 3 - ứng với 2 thứ hạng cần phân định.

Kết quả, Ireland may mắn xếp vị trí thứ 2 và chỉ phải gặp Romania trong vòng kế, nơi họ đã giành chiến thắng trên chấm phạt đền. Trong khi đó Hà Lan với vị trí thứ 3 phải đối đụng độ Đức và thất bại.

Trước khi có tiêu chí fair-play, World Cup phân hạng bằng cách nào? - Ảnh 2.

Sau lượt đấu cuối cùng bảng H, Nhật Bản và Senegal phải phân định vị trí thông qua số thẻ phạt - Ảnh: REUTERS

Trước đó, cũng đã có bốc thăm ở vòng loại World Cup 1954, trừ đội chủ nhà Thụy Sĩ và đương kim vô địch Uruguay, các đội bóng phải đá vòng lại trong 13 bảng để tìm ra 14 đội giành vé vào vòng chung kết.

Gọi là bảng nhưng có đến 4 bảng chỉ có… 2 đội, trong đó Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ nằm cùng 1 bảng. Sau khi hòa nhau nhau ở 2 lượt trận, 2 đội bước vào trận đấu play-off quyết định để tìm ra đội đi tiếp.

Ngày 17-3-1954, Tây Ban Nha hòa Thổ Nhĩ Kỳ 2-2 và phải thực hiện màn bốc thăm lịch sử tại World Cup. Cậu bé Luigi Franco Gemma theo cha làm việc trong sân vận động Stadio Olimpico được giao trọng trách phân định 2 đội bóng này. Cậu bé bị bịt mắt và phải chọn quả bóng có tên đội đi tiếp. Kết quả, Luigi bốc được quả bóng Thổ Nhĩ Kỳ khiến ông lớn Tây Ban Nha bị loại đáng tiếc.

TTO - 15 phút cuối trận Nhật đã 'không thi đấu' với Ba Lan, lui về phòng ngự, chuyền qua chuyền lại ở phần sân nhà, hạn chế vào bóng, dù đang bị dẫn 0-1. Lý do vì sao Nhật đá thiếu fair-play vậy? Vì họ cần điểm fair-play.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bí quyết thu phục lòng người của nữ Tổng thống Croatia

TTO - Sau một mùa World Cup, hiếm có nhà lãnh đạo nào được nhắc tới nhiều như nữ Tổng thống của Croatia, bà Kolinda Grabar-Kitarovic. Bí mật nằm sau sức hút của bà, chính là chưa bao giờ bà ngừng tự hào mình là một người dân của Croatia.

Bí quyết thu phục lòng người của nữ Tổng thống Croatia

Khi trái tim khắc hình Tổ quốc

TTO - Tôi nhớ nhà văn Nga Ilia Erenbua đã từng viết: "Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất". Ivan Rakitic là cầu thủ thể hiện lòng yêu nước như thế.

Khi trái tim khắc hình Tổ quốc

Khép lại từng đêm vui

TTO - World Cup 2018 đã chính thức hạ màn với chức vô địch dành cho đội tuyển Pháp sau khi các "chú gà trống Gaulois" giải mã "bàn cờ thế" chưa từng bị đánh bại mà người Croatia đã tạo ra ở giải đấu năm nay.

Khép lại từng đêm vui

World Cup 2018: Kết thúc mở…!

TTO - Kết thúc mở là bố cục yêu thích của các tác phẩm điện ảnh và văn học hiện đại, nghĩa là trong đoạn kết một câu chuyện hàm chứa sự mở đầu cho một câu chuyện mới được chờ đợi hấp dẫn, kịch tính hơn.

World Cup 2018: Kết thúc mở…!

Cổ động viên Pháp từ ăn mừng biến thành bạo động

TTO - Giành chức vô địch World Cup 2018 sau khi đánh bại Croatia, Pháp như bùng nổ trong niềm vui chiến thắng. Người dân Pháp sẽ còn ăn mừng nhiều ngày tới, thậm chí một số nơi đã có bạo động vì những phần tử quá khích.

Cổ động viên Pháp từ ăn mừng biến thành bạo động

Người Croatia vẫn ăn mừng hoành tráng sau chung kết

TTO - Dù thua Pháp với tỉ số 4-2 trong trận chung kết, cổ động viên Croatia vẫn ăn mừng cho chiến thắng chung cuộc của đội nhà. Đối với người dân quốc gia này, đội tuyển của họ đã chơi hết mình và đầy tự hào tại World Cup 2018.

Người Croatia vẫn ăn mừng hoành tráng sau chung kết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar