26/02/2018 16:00 GMT+7

Trước cơn sốt thâu tóm của Trung Quốc, thế giới ngày càng cẩn trọng

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Các chuyên gia cảnh báo vụ xì-căng-đan phạm tội kinh tế ở Tập đoàn bảo hiểm Anbang của Trung Quốc một lần nữa cho thấy các nước cần phải thận trọng hơn khi làm ăn với "con Rồng" này.

Trước cơn sốt thâu tóm của Trung Quốc, thế giới ngày càng cẩn trọng - Ảnh 1.

Đằng sau những đề nghị hấp dẫn của Trung Quốc có thể là cạm bẫy - Ảnh minh họa củaThe Economist

Khi Quỹ đầu tư Blackstone Group của Mỹ bán Strategic Hotels & Resorts - công ty sở hữu 16 khách sạn hạng sang ở Mỹ - cho Tập đoàn bảo hiểm Trung Quốc Anbang với giá 5,5 tỉ USD năm 2016, có lẽ họ không cân nhắc rủi ro Strategic trở thành tài sản nhà nước (dù sao khách sạn cũng không phải tài sản chiến lược).

Nhưng trong sự ngạc nhiên của nhiều người, tuần trước, Bắc Kinh đã tạm tướt đoạt quyền điều hành Anbang trong khoảng một năm và cáo buộc cựu chủ tịch Ngô Tiểu Huy (Wu Xiaohui) tội gian lận và tham nhũng.

Theo tờ Financial Times của Mỹ, cuộc thập tự chinh thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài (và những công nghệ đắt giá đi kèm) của Trung Quốc có thể nói là "mang đầy cạm bẫy" cho doanh nghiệp và chính phủ các nước.

Cũng trong tuần trước, Ủy ban Đầu tư nước ngoài Hoa Kỳ (CFIUS) chặn một thương vụ thâu tóm công ty bán dẫn Xcerra trị giá 580 triệu USD bởi một quỹ đầu tư do chính phủ Trung Quốc chống lưng. Cơ quan này đã chặn nhiều kế hoạch thâu tóm tương tự của Trung Quốc trên cơ sở công nghệ vi xử lý có thể ứng dụng trong quân sự.

Nhưng lợi ích quốc gia theo nghĩa hẹp không phải là lý do duy nhất khiến giới làm ăn và các chính phủ nên thận trọng trước những lời đề nghị từ Trung Quốc. Có ít nhất ba lý do khác: nguyên tắc có qua có lại, sự minh bạch và an ninh dữ liệu.

Trước cơn sốt thâu tóm của Trung Quốc, thế giới ngày càng cẩn trọng - Ảnh 2.

Chủ tịch Tập đoàn bảo hiểm Anbang Ngô Tiểu Huy vừa bị tóm vì phạm các tội kinh tế - Ảnh: REUTERS

1. Trung Quốc nói dối.

Tất cả các lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế Trung Quốc như viễn thông, xe hơi, internet, dược phẩm, giáo dục, truyền thông… đều đóng cửa một phần hoặc toàn bộ đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2001, các đối tác quốc tế cứ nghĩ quốc gia này đang đi trên con đường hội nhập và mở cửa nền kinh tế. Chính Bắc Kinh cũng cam kết như vậy.

Nhưng thực tế ngày nay cho thấy đó chỉ là lời hứa hão, Trung Quốc không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ trở thành một nền kinh tế mang tính thị trường. Cho đến khi họ làm điều đó, các nước khác có quyền hành xử "tự vệ" trước Trung Quốc để bảo đảm lợi ích quốc gia.

2. Ôm nợ nhưng vẫn xài sang.

Khu vực doanh nghiệp của Trung Quốc ôm núi nợ lớn nhất thế giới. Quả thật, Anbang bị "tịch thu" có thể vì chính phủ Trung Quốc sợ nó không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ, dẫn tới những hậu quả mang tính hệ thống.

Vậy cần đặt câu hỏi tại sao bên trong "mục rữa" đến như vậy nhưng các đề nghị sáp nhập của các tập đoàn Trung Quốc khổng lồ như Anbang, Fosun, Dalian Wanda, HNA… thường cung cấp rất ít thông tin về "sức khỏe tài chính" của bên mua?

Điều đó tạo ra rủi ro dòng tiền sẽ bị hút ra khỏi mục tiêu bị sáp nhập một khi thương vụ mua bán đã hoàn tất, để lại một cái xác ốm yếu.

Bài học từ Anbang là các chính phủ phải moi ra cho bằng được bằng chứng về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp đi thâu tóm trước khi bán bất cứ công ty nào cho họ, dù Trung Quốc hay không Trung Quốc.

3. Đặc thù thể chế.

Cuối cùng, phải tính đến yếu tố Trung Quốc là một chính thể chuyên chế, trong đó quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước rất gần gũi. Nếu một công ty bị doanh nghiệp Trung Quốc mua sở hữu dữ liệu quan trọng hoặc nhạy cảm thì gần như chắc chắn dữ liệu đó sẽ rơi vào tay chính quyền Bắc Kinh.

Các nhà quản lý tự biết phải nên làm gì, trừ khi họ cố tình không biết.

Trung Quốc là một siêu cường kinh tế đang lên với nguồn thặng dư tiết kiệm khổng lồ. Bắc Kinh mong muốn tăng trưởng và mở rộng sức ảnh hưởng. Bây giờ họ bận "giáo huấn" lại các doanh nghiệp, nhưng không sớm thì muộn cơn sốt thâu tóm sẽ tiếp tục.

Đó không hẳn là điều xấu. Đầu tư xuyên biên giới cho phép Trung Quốc và phần còn lại của thế giới phát triển các lợi ích chung bền vững. Nhưng các nước cần phải nhìn nhận những đặc thù của Trung Quốc để có chính sách và tiêu chuẩn rõ ràng khi cân nhắc những đề nghị của họ.

PHÚC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiev: Matxcơva không có thiện chí nếu ông Putin không dự đàm phán Nga - Ukraine

Ngày 13-5, Kiev cho rằng sẽ là 'dấu hiệu rõ ràng' chứng minh Tổng thống Nga Vladimir Putin không nghiêm túc với hòa bình nếu ông không tham dự đàm phán Nga - Ukraine sắp tới tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Kiev: Matxcơva không có thiện chí nếu ông Putin không dự đàm phán Nga - Ukraine

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Ông Bessent dùng đường minh họa fentanyl, Bắc Kinh nói ma túy là 'chuyện của riêng Mỹ'

Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định kiểm soát ma túy tại Mỹ là trách nhiệm của riêng Washington, nhấn mạnh việc đánh thuế Trung Quốc vì vấn đề này là bất hợp lý.

Ông Bessent dùng đường minh họa fentanyl, Bắc Kinh nói ma túy là 'chuyện của riêng Mỹ'

Kiev: Ông Zelensky chỉ gặp ông Putin, không tiếp ai khác

Cố vấn tổng thống Ukraine khẳng định ông Zelesnky sẽ chỉ gặp ông Putin và không tiếp bất kỳ quan chức Nga nào khác nếu đàm phán tại Istanbul.

Kiev: Ông Zelensky chỉ gặp ông Putin, không tiếp ai khác

Mỹ 'giảm khó' cho hàng thương mại điện tử Trung Quốc

Mỹ giảm thuế với hàng hóa thuộc diện "de minimis" của Trung Quốc từ 120% xuống 54%, phần nào gỡ "thòng lọng buộc cổ" tiểu thương thương mại điện tử Trung Quốc.

Mỹ 'giảm khó' cho hàng thương mại điện tử Trung Quốc

Cắt giảm lãi suất, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đối mặt tương lai bất định

Lãi suất thấp hơn cho các khoản vay quỹ dự phòng nhà ở là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm khôi phục sự quan tâm của người mua và thúc đẩy các dự án bị đình trệ.

Cắt giảm lãi suất, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đối mặt tương lai bất định
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar