21/02/2023 06:21 GMT+7

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên: Ân tình ở lại

Đọc, xem ba cuốn sách mà NXB Quân Đội Nhân Dân và gia đình Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên vừa ra mắt chiều 20-2 tại Hà Nội sẽ thấy một vị tướng tài ba, và hơn thế, một vị tướng nghĩa tình với đồng đội, với dân, với nước.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên: Ân tình ở lại - Ảnh 1.

Đại diện gia đình Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên trao tặng bộ sách cho đại diện NXB Quân đội Nhân dân - Ảnh: T.ĐIỂU

Bộ sách ba cuốn được ra mắt nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (1-3-1923 - 1-3-2023).

Ba cuốn sách xuất bản cùng lúc, đem đến cái nhìn toàn diện và cảm động về cuộc đời hơn 90 năm, trong đó có gần 80 năm hoạt động cách mạng của vị tướng huyền thoại của rừng Trường Sơn, người mà tên tuổi gắn liền với con đường Trường Sơn huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ và cả sau hòa bình.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và cuốn hồi ký tri ân đồng đội

Cuốn hồi ký Trọn một con đường được tái bản lần này giữ trọn vẹn từ bố cục đến nội dung của cuốn hồi ký xuất bản năm 2012 (Duy Tường thể hiện), chỉ đính chính một vài chi tiết về gia đình.

Cuốn sách ghi lại dấu chân quan trọng trong gần 80 năm hoạt động cách mạng phong phú trên nhiều lĩnh vực, trong 96 năm cuộc đời ông.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên: Ân tình ở lại - Ảnh 2.

Bộ ba cuốn sách về Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên ra mắt đợt này - Ảnh: T.ĐIỂU

Từ những hồi ức chân thực, sống động của vị tướng tài ba, trang sử hào hùng của đất nước trong thế kỷ XX hiện lên gần gũi, sinh động.

Ở đó chiến tranh không chỉ có những liệt kê chiến công, những số liệu, những mốc thời gian. Mà ở đó là những con người bằng xương thịt. Có những đau xót trước mất mát hy sinh và lòng quả cảm tuyệt vời của biết bao đồng chí, đồng đội của ông.

Ở đó người đọc hôm nay được thấy một vị tướng tài ba, dũng cảm và nhất là rất nghĩa tình. Là một cuốn hồi ký, lẽ thường cả cuốn sách sẽ tập trung vào nhân vật chính là người kể chuyện, nhưng hồi ký của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên lại đưa vào đó rất nhiều khuôn mặt của những đồng chí, đồng đội ông.

Hơn thế, ông dành những lời cuối của cuốn hồi ký để cảm ơn hết thảy từng cái tên của những người từng giúp việc ông, những y bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho ông, những anh lái xe, anh em bảo vệ, anh chị em nấu cơm từ thời chiến lẫn thời bình, từ những người còn sống tới ngày hòa bình hay những người đã hy sinh trong kháng chiến.

Ông viết hồi ký không phải chỉ vinh danh cá nhân mà như để tri ân đồng đội mình, tri ân "nhân dân vĩ đại".

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên: Ân tình ở lại - Ảnh 4.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên ngồi “bệt” giữa đất đá cùng các đồng đội của mình kiểm tra tuyến đường ống xăng dầu Tây Trường Sơn năm 1970 - Ảnh tư liệu chụp từ sách

Vị tướng già khóc đồng đội

Ân tình này của vị tướng huyền thoại cũng được thể hiện trong cuốn Đồng Sỹ Nguyên - Tuyển tập. Cuốn sách tuyển chọn các bài nói, bài viết đã được công bố trên các sách, báo, tạp chí, kỷ yếu khoa học… của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên từ năm 1950 và một số bài phỏng vấn ông đã đăng tải trên một số tờ báo.

Với cuốn sách này, người đọc tìm thấy những tư tưởng sáng suốt của vị tướng tài ba về chiến lược xây dựng nền quốc phòng toàn dân của Đảng ta; về ý nghĩa của đường Hồ Chí Minh huyền thoại cũng như những hy sinh của hàng vạn bộ đội, dân quân cho con đường huyết mạch này; về tầm nhìn và những trăn trở với các vấn đề thời sự của đất nước của vị tướng trong thời bình.

Người đọc còn được thấy tấm lòng thủy chung, nghĩa tình với đồng chí, đồng đội của ông qua những bài ông viết về đồng đội, đồng chí mình, đặc biệt là những đồng đội đã hy sinh, trong đó có chính ủy Đặng Tính - người đã khiến ông khi đó là một vị tướng dạn dày trận mạc vẫn bật khóc khi nghe tin đồng đội hy sinh.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên: Ân tình ở lại - Ảnh 5.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên cùng chính ủy Đặng Tính ngồi trò chuyện với Đại tướng Võ Nguyên Giáp giữa đại ngàn Trường Sơn - Ảnh tư liệu chụp từ sách

Một điều đặc biệt được trưởng nam của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - ông Nguyễn Sỹ Hưng - chia sẻ tại buổi ra mắt sách đó là cặp tư lệnh - chính ủy nổi tiếng của đường Trường Sơn Đồng Sỹ Nguyên và Đặng Tính, hai người đồng chí thân thiết ấy đã cùng mất ngày 4-4, cách nhau 46 năm.

Cuốn sách ảnh Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - Tư lệnh bộ đội Trường Sơn lại cho thấy chân dung một vị tướng tài ba mà giản dị, ân tình trong thời chiến cũng như thời bình.

Đặc biệt bộ ảnh về những tháng ngày khốc liệt trên chiến trường Trường Sơn khói lửa với những hình ảnh sinh động về vị tư lệnh Bộ đội Trường Sơn sâu sát, xông xáo, lăn lộn trên từng cung đường, trọng điểm đã kể rất nhiều điều về vị tướng trong lòng dân này.

Người đọc xúc động trước hình ảnh vị tướng bình dị ngồi "bệt" giữa đất đá cùng các đồng đội của mình kiểm tra tuyến đường ống xăng dầu Tây Trường Sơn, hay khoảnh khắc ông cùng chính ủy Đặng Tính ngồi trò chuyện với Đại tướng Võ Nguyên Giáp giữa đại ngàn Trường Sơn…

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (tên khai sinh Nguyễn Hữu Vũ, 1923-2019) - nguyên ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa IV, V, VI; nguyên ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị khóa V, nguyên ủy viên Bộ Chính trị khóa VI; nguyên phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là phó thủ tướng Chính phủ); nguyên đại biểu Quốc hội các khóa I, VI, VII, VIII.

Với những công lao to lớn và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, ông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương, phần thưởng cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.

Vĩnh biệt vị tướng già huyền thoại - Đồng Sỹ Nguyên

TTO - Rừng thiêng Trường Sơn và đồng đội yêu thương đã mở vòng tay đón bước chân trở về của vị tướng già đáng kính: trung tướng Đồng Sỹ Nguyên.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mới đây, trên mạng xã hội đưa lại clip nghệ sĩ Kim Cương thể hiện nhân vật Điêu Thuyền cùng các nghệ sĩ Thanh Tòng, Bảo Quốc, Thanh Thanh Tâm…

Xem lại nghệ sĩ Kim Cương duyên dáng vai Điêu Thuyền cùng nghệ sĩ Thanh Tòng và Bảo Quốc

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Cuốn sách Bông sen vàng của nhà văn Sơn Tùng cho người đọc thấy được nét đẹp dung dị và tâm hồn cao cả của vị lãnh tụ vĩ đại từ khi còn là một cậu bé.

Bông sen vàng, sách về thời niên thiếu của Bác Hồ gặp lại độc giả

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - dương lịch 2025 diễn ra trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh tại Việt Nam Quốc Tự.

Đại lễ Phật đản: Đoàn kết, hòa ái, tích cực kiến tạo thế giới hòa bình

Trinh thám Edogawa Ranpo

Cộng đồng mê truyện trinh thám vừa đón nhận một tiểu thuyết trinh thám đặc sắc nhất của bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo (1894-1965) - tập Âm thú.

Trinh thám Edogawa Ranpo

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar