13/05/2023 18:45 GMT+7

Trung tâm khám phá khoa học duy nhất ở Việt Nam xuống cấp

Nhiều vị trí của tòa nhà chính Trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo xuất hiện các vết nứt, mảng gạch bong tróc, nền gạch lún, đứt gãy.

Trung tâm khám phá khoa học duy nhất ở Việt Nam xuống cấp - Ảnh 1.

Lối vào tòa nhà chính Trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo xuất hiện nhiều nơi sụt lún, nứt nẻ khiến đất đá nhấp nhô, phản cảm - Ảnh: LÂM THIÊN

Ngày 13-5, ông Nguyễn Hữu Hà - phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định, giám đốc Trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo (ExploraScience Quy Nhơn) - cho biết UBND tỉnh Bình Định vừa đồng ý chủ trương cho sửa chữa các hư hỏng của trung tâm này.

Video: Trung tâm khám phá khoa học duy nhất ở Việt Nam bị sụt lún

Trung tâm khám phá khoa học sụt lún, bong tróc nhiều nơi

Công trình tòa nhà chính Trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo (tại khu đô thị khoa học Quy Hòa, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 195 tỉ đồng, do Công ty TNHH Công nghệ xây dựng Nam Ngân thi công. 

Công trình này có 7 phòng trưng bày và nhà chiếu hình vũ trụ với diện tích 7.000m2.

Giai đoạn 1 của dự án này được triển khai từ năm 2015. Năm 2019, nhà thầu bàn giao công trình và đến năm 2022 công trình được tổ chức khánh thành. Đây được xem là trung tâm khám phá khoa học duy nhất ở Việt Nam cho đến nay.

Theo ông Hà, hiện tại một số vị trí bên ngoài của Trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo bị nứt, gãy do lún đất tự nhiên.

Trung tâm khám phá khoa học duy nhất ở Việt Nam xuống cấp - Ảnh 2.

Một vết nứt dài xuất hiện bên hông tòa nhà chính của Trung tâm Khám phá khoa học - Ảnh: LÂM THIÊN

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online vào ngày 13-5, từ khu vực cổng vào, phần đá ốp lát đường dẫn vào tòa nhà chính bị lún, đất đá nhấp nhô và các bậc thềm xuất hiện các vết nứt lộ ra phần nền đất.

Bên hông tòa nhà chính, phần gạch ốp, các nền chân móng, cột trụ bị rạn nứt với nhiều dấu vết kéo dài từ 1-2m nhìn rất phản cảm và xấu xí. Đặc biệt, nhiều vị trí xuất hiện hiện tượng sụt lún, để lộ chân nền gạch.

Theo các nhân viên ở đây, các vết nứt này xuất hiện từ nhiều tháng qua và khu vực này là nơi chỉ dành cho nhân viên, du khách ít qua lại nơi này.

"Công trình đã hoạt động nhiều năm, chứ không phải mới"

Trung tâm khám phá khoa học duy nhất ở Việt Nam xuống cấp - Ảnh 3.

Phần móng của một trụ cột bị lộ rõ phần gạch, được gia cố tạm bợ bằng cách đổ xi măng lên - Ảnh: LÂM THIÊN

Theo ông Nguyễn Hữu Hà, đầu năm nay Sở Khoa học và Công nghệ đã đi kiểm tra những điểm hư hỏng của công trình. Đây là những điểm bị hư hỏng ở khu vực bên ngoài gây mất thẩm mỹ chung, chứ không phải hư hỏng ở những nơi trọng yếu, khu vực bên trong của công trình.

"Thật ra công trình này đã được đưa vào sử dụng từ năm 2017, chứ không phải như dư luận nói là chỉ mới đưa vào hoạt động được 1 năm mà đã xuống cấp" - ông Hà cho hay.

Theo ông, từ năm 2017, công trình đã được bàn giao một phần, đưa vào sử dụng để lắp đặt các mô hình. Đến cuối năm 2019 mới bàn giao chính thức và đến nay trung tâm đã hoạt động được 4 năm.

Còn chuyện khánh thành trung tâm vào năm ngoái là do trước đó các thủ tục, thiết bị, nội dung chưa ổn nên UBND tỉnh chưa tổ chức khánh thành sớm, nên mới có chuyện nhầm lẫn là trung tâm mới được bàn giao và đưa vào hoạt động được 1 năm.

Ông Hà nói việc hư hỏng này là do tình trạng xuống đất tự nhiên và chỉ bị nứt ở một vài điểm, chứ không phải hư hỏng toàn bộ công trình 7.000m2.

"Vừa qua sau khi kiểm tra, Sở Xây dựng đánh giá những điểm hư hỏng này không ảnh hưởng về mặt kết cấu, mà chủ yếu ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ là chính" - ông Hà cho biết thêm.

Cũng theo ông Hà, thời điểm nhà thầu bàn giao công trình, các đơn vị, cơ quan chuyên môn tham gia nghiệm thu đều có mặt đầy đủ và thực hiện đúng quy trình, quy định, Sở Xây dựng cũng đã thẩm định lại. Sở Khoa học và Công nghệ chỉ tiếp nhận và sử dụng.

Trung tâm khám phá khoa học duy nhất ở Việt Nam xuống cấp - Ảnh 4.

Khu vực móng nền bị sụt lún khiến các vết nứt nẻ hiện rõ - Ảnh: LÂM THIÊN

Trung tâm khám phá khoa học duy nhất ở Việt Nam xuống cấp - Ảnh 5.

Nhiều trụ cột và nền móng bị nứt nẻ, sụt lún - Ảnh: LÂM THIÊN

Trung tâm khám phá khoa học duy nhất ở Việt Nam xuống cấp - Ảnh 6.

Phần tường gỗ bên trong bị mối mọt ăn nổi đốm loang lổ - Ảnh: LÂM THIÊN

Tốn 800 triệu đồng để sửa

Ông Lâm Hải Giang - phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - cho biết hạng mục chính của công trình đã hoàn thành trên 4 năm.

"Các hạng mục còn lại hoàn thành sau nên sau này mới chính thức đi vào hoạt động. Vì vậy công trình này hết hạn bảo hành đã lâu. Sở Khoa học và Công nghệ xin tỉnh kinh phí sửa chữa các điểm hư hỏng, tỉnh đã cho cơ quan chức năng kiểm tra thực tế và thấy đây là việc cần thiết, chính đáng" - ông Giang thông tin.

Ông Nguyễn Hữu Hà cho hay: "Theo đơn vị tư vấn, khảo sát và lên dự toán thì số tiền sửa chữa là khoảng 800 triệu đồng. UBND tỉnh cũng cho chủ trương sửa chữa không quá 800 triệu đồng. Hiện tại Sở Khoa học và Công nghệ Bình Định đang trình Sở Xây dựng và sẽ thẩm định lại đúng bao nhiêu thì chúng tôi sẽ làm bấy nhiêu".

'Rất may nhà mô hình vũ trụ, phòng có các thiết bị trình diễn khoa học đắt tiền không bị dột'

TTO - Tòa nhà chính của Trung tâm Khám phá khoa học và đổi mới sáng tạo tại khu đô thị khoa học Quy Hòa (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) xuất hiện đến 27 điểm thấm dột sau các trận mưa lớn kéo dài.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tàu chạy bằng amoniac nguyên chất đầu tiên trên thế giới

Khi chạy thử nghiệm, tàu chạy bằng amoniac nguyên chất thải ra CO2 gần như bằng 0, đồng thời kiểm soát hiệu quả lượng oxit nitơ (NO) phát thải.

Tàu chạy bằng amoniac nguyên chất đầu tiên trên thế giới

Việt Nam đón thêm bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Tỉnh Lạng Sơn chính thức đón bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO và gia nhập mạng lưới 229 công viên thuộc 50 quốc gia.

Việt Nam đón thêm bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' đe dọa các vệ tinh Trái đất

Nếu tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' 2024 YR4 đụng trúng Mặt trăng vào 7 năm nữa, các mảnh vỡ có thể gây nguy hiểm cho các vệ tinh đang quay quanh Trái đất.

Tiểu hành tinh 'sát thủ thành phố' đe dọa các vệ tinh Trái đất

Loại xét nghiệm mới có thể giúp tránh sẩy thai

Các nhà khoa học đã phát triển một xét nghiệm giúp xác định những phụ nữ có nguy cơ sẩy thai cao, mở đường cho các phương pháp điều trị mới nhằm ngăn ngừa sự cố thương tâm này.

Loại xét nghiệm mới có thể giúp tránh sẩy thai

Tuyết phủ trắng sa mạc khô cằn nhất thế giới

Người dân sống tại sa mạc khô cằn nhất thế giới Atacama, ở miền bắc Chile, bất ngờ trước cảnh tượng ngoạn mục khi tuyết phủ trắng khu vực này chỉ sau một đêm.

Tuyết phủ trắng sa mạc khô cằn nhất thế giới

Sóng nhiệt làm tăng nguy cơ trầm cảm ở thanh thiếu niên

Các đợt sóng nhiệt có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm lý như trầm cảm và lo âu ở thanh thiếu niên.

Sóng nhiệt làm tăng nguy cơ trầm cảm ở thanh thiếu niên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar