27/12/2024 16:55 GMT+7

Trung Quốc xây siêu đập thủy điện trên 'mái nhà thế giới', gấp 3 lần đập Tam Hiệp

Gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã phê duyệt cho dự án thủy điện ở hạ lưu sông Yarlung Zangbo (hay sông Brahmaputra) ở cao nguyên Tây Tạng, với công suất lớn gấp ba lần đập thủy điện Tam Hiệp.

Trung Quốc xây siêu đập thủy điện, khủng hơn cả Tam Hiệp trên 'mái nhà thế giới' - Ảnh 1.

Đập thủy điện Tam Hiệp vẫn đang là con đập nhân tạo lớn nhất thế giới - Ảnh: XINHUA

Vào ngày 25-12, Tân Hoa xã đưa tin Chính phủ Trung Quốc đã chính thức phê duyệt dự án thủy điện ở hạ lưu sông Brahmaputra, sau hơn 4 năm chuẩn bị.

Đây sẽ là công trình thủy điện lớn nhất thế giới, song trước đó đã gây lo ngại ở các quốc gia hạ nguồn như Ấn Độ và Bangladesh.

Tài nguyên thủy điện dồi dào bậc nhất thế giới

Theo báo cáo, dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy các mục tiêu đạt "đỉnh carbon" và "trung hòa carbon" của Trung Quốc, từ đó ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Đồng thời, dự án sẽ trực tiếp thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của xây dựng kỹ thuật địa phương, hậu cần, vận tải và các ngành công nghiệp liên quan khác, cũng như tạo việc làm ở Tây Tạng và cải thiện mức độ cơ sở hạ tầng như điện, thủy lợi và giao thông.

Sông Brahmaputra, con sông dài nhất Tây Tạng, cho thấy tiềm năng thủy điện phi thường tại khu vực được gọi là "khúc cua lớn" ở hạ lưu. Chỉ trong một đoạn sông dài 50km, độ dốc của dòng sông đã lên đến 2.000m, mở ra nguồn năng lượng khổng lồ nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức kỹ thuật chưa từng có.

Đây không chỉ là phép thử cho công nghệ xây dựng của Trung Quốc mà còn là bước đi đầy táo bạo, tiềm ẩn những tác động sâu rộng về môi trường, xã hội và địa chính trị, vượt xa quy mô của bất kỳ dự án thủy điện nào trước đây.

Chi phí cho dự án này cũng dự kiến sẽ vượt quá chi phí xây dựng đập Tam Hiệp, tiêu tốn 254,2 tỉ nhân dân tệ (hơn 30 tỉ USD), vượt xa ước tính ban đầu là 57 tỉ nhân dân tệ (gần 8 tỉ USD).

Trong khuôn khổ Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 và tầm nhìn chiến lược đến năm 2035, Trung Quốc đã xác định rõ việc thúc đẩy phát triển thủy điện tại khu vực hạ lưu sông Brahmaputra.

Chủ tịch Tập đoàn xây dựng Điện lực Trung Quốc Án Chí Dũng từng phát biểu vào năm 2020 rằng dòng chính của lưu vực này có nguồn tài nguyên thủy điện phong phú bậc nhất trên thế giới.

Đặc biệt, khu vực khúc cua lớn tại hạ lưu được ông Án nhấn mạnh là "điểm tập trung nguồn năng lượng thủy điện dồi dào nhất thế giới", có thể sản xuất 300 tỉ kWh điện mỗi năm.

Con số này gấp ba lần công suất thiết kế 88,2 tỉ kWh của đập Tam Hiệp, vốn đang là đập thủy điện lớn nhất thế giới.

Tác động sâu rộng của siêu thủy điện ở Tây Tạng

Trung Quốc xây siêu đập thủy điện, khủng hơn cả Tam Hiệp trên 'mái nhà thế giới' - Ảnh 2.

Sông Brahmaputra chảy qua các quốc gia Ấn Độ, Bangladesh và Trung Quốc, là nguồn tài nguyên quan trọng nhưng cũng tạo ra căng thẳng về nước trong khu vực - Ảnh: XINHUA

Từ góc độ chiến lược, dự án siêu thủy điện trên sông Brahmaputra không chỉ là biểu tượng cho năng lực công nghệ và sức mạnh kỹ thuật của Trung Quốc, mà còn đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển phối hợp khu vực, đặc biệt tại Tây Tạng.

Tây Tạng, dù là trung tâm chiến lược của chương trình "Điện Tây truyền Đông" của Trung Quốc, hiện mới chỉ khai thác được chưa đến 1% tiềm năng thủy điện mà khu vực này có thể phát triển được về mặt kỹ thuật.

Việc xây dựng siêu nhà máy thủy điện được kỳ vọng sẽ thay đổi hoàn toàn cục diện, cung cấp nguồn năng lượng ổn định cho Tây Tạng và mở đường cho dòng chảy đầu tư thương mại, công nghiệp.

Tuy nhiên, dự án này không chỉ đơn thuần là về năng lượng, mà còn phản ánh một động thái chiến lược nhằm khai thác tiềm năng tài nguyên của Tây Tạng trong bối cảnh kinh tế, chính trị và địa chính trị khu vực.

Hơn nữa, dự án này sẽ là công cụ quan trọng để Trung Quốc triển khai chiến lược phát triển toàn diện khu vực biên giới, nhằm khai thác tối đa tiềm năng tài nguyên và đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội. Nhưng đồng thời cũng đặt ra những câu hỏi lớn về tính bền vững và những hệ lụy vượt ra ngoài biên giới, đặc biệt đối với các quốc gia hạ nguồn.

Sau khi chảy ra khỏi biên giới Trung Quốc, sông Brahmaputra chảy qua Ấn Độ và Bangladesh với tên gọi lần lượt là sông Brahmaputra và sông Yamuna.

Ấn Độ và Bangladesh lo ngại rằng dự án thủy điện trên sông Brahmaputra có thể làm thay đổi dòng chảy và địa hình sông ở hạ nguồn, chỉ trích Trung Quốc đang vũ khí hóa khí tượng, kiểm soát và tác động đến dòng nước trong khu vực, làm trầm trọng thêm căng thẳng về tài nguyên nước trong khu vực.

Đáp lại, Trung Quốc khẳng định dự án này sẽ không ảnh hưởng đến nguồn cung cấp nước hay môi trường sinh thái ở hạ lưu.

Tuy nhiên, những cam kết này không thể xua tan hoàn toàn mối quan ngại, đặc biệt khi vấn đề nước ở khu vực Nam Á vốn đã là ngòi nổ tiềm tàng cho các xung đột xuyên biên giới.

Trung Quốc tăng thêm thủy điện trên sông đầu nguồn, Ấn Độ lo lắng

TTO - Ấn Độ thông báo đang cân nhắc làm dự án thủy điện 10GW tại một bang phía đông, sau thông tin Trung Quốc sẽ xây dựng nhiều đập nước trên sông Brahmaputra, hay còn gọi là sông Yarlung Tsangbo tại Trung Quốc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

90% ngành kem Mỹ cam kết loại bỏ phẩm màu nhân tạo trước năm 2028

Hàng chục hãng kem Mỹ sẽ bỏ phẩm màu nhân tạo trước 2028, theo mục tiêu loại bỏ chất này do Bộ trưởng Y tế Mỹ công bố.

90% ngành kem Mỹ cam kết loại bỏ phẩm màu nhân tạo trước năm 2028

Cờ Trung Quốc xuất hiện trên đảo Udo (Hàn Quốc) gây xôn xao mạng xã hội

Việc lá cờ Trung Quốc xuất hiện trên con đường ven biển tại đảo Udo, Jeju, đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi trên mạng xã hội Hàn Quốc.

Cờ Trung Quốc xuất hiện trên đảo Udo (Hàn Quốc) gây xôn xao mạng xã hội

Ông Hun Manet kêu gọi Thái Lan mở lại các cửa khẩu biên giới với Campuchia

Thủ tướng Campuchia đề nghị Thái Lan mở lại toàn bộ cửa khẩu, cam kết không đơn phương đóng cửa, bảo đảm thương mại thông suốt.

Ông Hun Manet kêu gọi Thái Lan mở lại các cửa khẩu biên giới với Campuchia

Chú chó sống sót nhờ trốn trong máy giặt giữa thảm họa lũ lụt ở Texas đã đoàn tụ với chủ

Chú chó ở thị trấn Hunt sống sót nhờ chui vào máy giặt - câu chuyện truyền cảm hứng hiếm hoi đã được xác thực giữa nhiều tin tức giả.

Chú chó sống sót nhờ trốn trong máy giặt giữa thảm họa lũ lụt ở Texas đã đoàn tụ với chủ

Tầm nhìn AI của tỉ phú Elon Musk

Trong cuộc đua AI tốn kém, xAI của Elon Musk hứa hẹn bứt phá nhờ lợi thế lớn nhất: khối tài sản khổng lồ của tỉ phú giàu nhất thế giới.

Tầm nhìn AI của tỉ phú Elon Musk

Trung Quốc trỗi dậy trong ngành dược phẩm toàn cầu

Các công ty dược Trung Quốc đang thách thức vị thế dẫn đầu của phương Tây trong lĩnh vực công nghệ sinh học và dược phẩm.

Trung Quốc trỗi dậy trong ngành dược phẩm toàn cầu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar