18/04/2016 14:47 GMT+7

Trung Quốc xả nước để chứng tỏ "quyền lực môi trường"?

MỸ LOAN
MỸ LOAN

TTO - Trung Quốc từ lâu đã bị chỉ trích về việc kiểm soát nguồn nước ở thượng nguồn sông Mekong mà người Trung Quốc thường gọi là sông Lan Thương. 

Nông dân ở vùng hạ lưu sông Mekong đang lao đao vì hạn hán - Ảnh: scmp

Báo South China Morning Post dẫn lời giới chuyên gia cho rằng dù Trung Quốc có mở cửa đập xả nước xuống khu vực hạ lưu và nói rằng để giúp các nước Đông Nam Á ”giải hạn” nhưng động thái này chỉ là “sự hời hợt” và không thế làm lắng dịu mối hồ nghi của các nước vùng hạ lưu về chính sách “ngoại giao nguồn nước” của Bắc Kinh.

Trung Quốc đã xả nước từ đập Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam từ ngày 15-3 đến ngày 10-4. Bộ ngoại giao nước này còn khẳng định có thể sẽ tiếp tục xả nước từ con đập trên cho đến khi “mùa nước thấp” kết thúc.

Trong khi một số nhà quan sát hoan nghênh hành động này thì cũng không ít người chỉ trích Trung Quốc đang làm tình hình hạn hán ở khu vực hạ lưu trầm trọng hơn, qua việc nước này xây quá nhiều đập trên dòng Mekong.

Phó giáo sư Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Tế Nam (Trung Quốc) Trương Minh Lượng cho rằng các đợt xả nước của Trung Quốc là bề ngoài, không thể lấn át được những chỉ trích đã có từ lâu về việc nước này kiểm  soát nguồn nước ở các nhánh sông trên thượng nguồn Mekong.

Các nước Đông Nam Á đang hứng chịu những đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều chục năm qua do nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu từ dòng Mekong đang bị giảm mạnh.

Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng chảy xuyên qua tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đến Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Báo Mizzima của Myanmar cho rằng Trung Quốc cho “xả nước” nhằm nhấn mạnh quyền lực của nước này trong việc nắm giữ môi trường ở lưu vực sông Mekong.

Còn giám đốc tổ chức ủng hộ Các dòng sông quốc tế của Thái Lan và Myanmar, bà Pianporn Deetes cáo buộc rằng việc xả nước của Trung Quốc mang động cơ chính trị.

“Trung Quốc chính thức thông báo cho các nước ở vùng hạ lưu rằng họ sẽ xả nước chỉ khoảng một tuần trước khi nước này chủ trì hội nghị Hợp tác Lan Thương - Mekong, cho nên tôi cho rằng đây là động cơ chính trị” - bà Deetes nói.

Ông Đỗ Kỳ Phong, chuyên gia tại Viện khoa học xã hội Trung Quốc cũng thừa nhận Trung Quốc đã quá thờ ơ trong việc xả nước xuống hạ nguồn Mekong.

"Bắc Kinh cần tích cực phối hợp hơn với các nước vùng Mekong trong việc phát triển thủy điện và phân phối nguồn nước, để sự phát triển đó không chỉ phục vụ cho lợi ích phát triển kinh tế của Trung Quốc” - ông Đỗ nhấn mạnh. 

MỸ LOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo hoàng Leo XIV: Phục vụ bằng sự khiêm nhường

Vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Công giáo đã nhấn mạnh vai trò phục vụ và tinh thần khiêm tốn trong buổi lễ nhậm chức.

Giáo hoàng Leo XIV: Phục vụ bằng sự khiêm nhường

Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Hội nghị thượng đỉnh Anh - EU diễn ra hôm nay được xem là bước ngoặt quan trọng trong quan hệ giữa Anh và 27 quốc gia thành viên EU.

Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Ngày 18-5, văn phòng cựu tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt và đã di căn đến xương.

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Israel mở đợt tấn công mới trên bộ, cho phép đưa lương thực vào Gaza

Ngày 18-5, Văn phòng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thông báo Israel sẽ nới lỏng phong tỏa và cho phép một lượng lương thực hạn chế được đưa vào Dải Gaza.

Israel mở đợt tấn công mới trên bộ, cho phép đưa lương thực vào Gaza

Ông Trump cảm thấy buồn, chúc ông Biden chữa trị ung thư nhanh hồi phục

Tổng thống Donald Trump cho biết ông và Đệ nhất phu nhân Melania Trump cảm thấy buồn sau khi biết tin cựu tổng thống Joe Biden mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt và chúc ông phục hồi nhanh chóng.

Ông Trump cảm thấy buồn, chúc ông Biden chữa trị ung thư nhanh hồi phục

Tin tức thế giới 19-5: Ông Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương; Hôm nay có điện đàm Trump - Putin

Các nhà lãnh đạo châu Âu điện đàm với ông Trump ngay trước điện đàm Trump - Putin; Estonia tố Nga bắt giữ tàu chở dầu ở Biển Baltic.

Tin tức thế giới 19-5: Ông Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương; Hôm nay có điện đàm Trump - Putin
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar