28/12/2018 09:55 GMT+7

Trung Quốc triển khai hệ thống định vị Bắc Đẩu trên toàn cầu

MINH HẢI tổng hợp
MINH HẢI tổng hợp

TTO - Một trong những đối thủ đáng gờm trong công nghệ định vị GPS (Mỹ) là Bắc Đẩu (Trung Quốc) vừa bắt đầu được đưa ra cung cấp dịch vụ khắp thế giới.

Trung Quốc triển khai hệ thống định vị Bắc Đẩu trên toàn cầu - Ảnh 1.

Bắc Đẩu của Trung Quốc là hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu thứ tư sau GPS của Mỹ, GLONASS của Nga và Galileo của Liên minh châu Âu - Ảnh: Reuters

Thông tin về việc xây dựng hệ thống chính của BDS-3 đã hoàn thành được người phát ngôn của Hệ thống Vệ tinh Định vị Bắc Đẩu (BeiDou Navigation Satellite System - BDS) Ran Chengqi cho biết trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh (Trung Quốc) hôm 27-12.

Điều này có nghĩa là BDS đã chính thức bước vào "kỷ nguyên toàn cầu" khi được mở rộng từ hệ thống khu vực sang hệ thống thế giới. 

"Kể từ bây giờ, bất kể bạn đi đâu, BDS sẽ luôn ở bên", Ran Chengqi nói.

Bắc Đẩu sử dụng một loạt các vệ tinh để cung cấp cho người dùng định vị chính xác với sai số khoảng 5 - 10m. Hầu hết chip điện thoại thông minh đã bán trên toàn cầu đều tương thích với Bắc Đẩu.

Trung Quốc bắt đầu phát triển hệ thống định vị vệ tinh của riêng mình vào những năm 1990, nhằm giảm phụ thuộc hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ. Bắc Đẩu bắt đầu cung cấp dịch vụ định vị cho cơ sở hạ tầng quan trọng và quân sự của Trung Quốc từ năm 2000.

Hiện tại, hệ thống này đang ở giai đoạn thứ ba, có khả năng cung cấp dịch vụ định vị ở các khu vực địa lý khác nhau. Các vệ tinh Bắc Đẩu thứ 42 và 43 được Trung Quốc phóng lên vào tháng 11, mở rộng vùng phủ sóng tới một số khu vực của châu Âu và châu Phi.

Bắc Đẩu là một trong số rất nhiều dự án đầy tham vọng mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang thực hiện để tăng cường khả năng cạnh tranh trong ngành hàng không vũ trụ. Đầu tháng này, Trung Quốc gửi một tàu thăm dò đến phía xa của mặt trăng (hố thiên thạch Von Kármán), vùng mà không có tàu thăm dò nào của quốc gia khác dám mạo hiểm vào.

Quốc gia này cũng sản xuất máy bay chở khách với tham vọng trở thành đối thủ của của các hãng Airbus và Boeing. Trong khi đó, các công ty khởi nghiệp tư nhân trong nước cũng đang chạy đua phóng tên lửa để đưa vệ tinh lên quỹ đạo nhằm đáp ứng các nhu cầu dịch vụ không gian thương mại.

TTO - Chip xử lý Qualcomm dùng trong điện thoại BPhone bản quốc tế có tích hợp định vị vệ tinh của Trung Quốc mang tên Beidou. Đây là gì?

MINH HẢI tổng hợp

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định trang fanpage có tên "Kênh việc làm EVN" với 6.000 lượt tài khoản theo dõi là giả mạo và sử dụng trái phép thương hiệu EVN.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Trang tuyển sinh đầu cấp quá tải, TP.HCM bổ sung địa chỉ dự phòng

Nếu không vô được trang tuyển sinh đầu cấp: tuyensinhdaucap.hcm.edu.vn; phụ huynh có thể sử dụng trang dự phòng: tuyensinhdaucap2025.hcm.edu.vn.

Trang tuyển sinh đầu cấp quá tải, TP.HCM bổ sung địa chỉ dự phòng

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng

Sự cố rò rỉ hình ảnh từ robot hút bụi Roomba đang làm dấy lên các cuộc tranh luận về quyền riêng tư và cách các thiết bị gia dụng thông minh thu thập, xử lý dữ liệu người dùng.

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Cuộc đua phát triển robot hình người đang diễn ra sôi động, với Trung Quốc dẫn đầu, nhằm giải quyết vấn đề suy giảm dân số và tăng năng suất lao động, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho thị trường việc làm toàn cầu.

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

Alternō - start-up công nghệ khí hậu vừa gọi vốn 1 triệu USD từ các nhà đầu tư nước ngoài để tiếp tục mở rộng giải pháp lưu trữ năng lượng thông qua pin cát.

Start-up làm pin từ cát nhận vốn đầu tư 1 triệu USD

TP.HCM cùng Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hạ tầng số, đảm bảo vận hành sau sáp nhập

UBND TP.HCM giao Sở Khoa học và Công nghệ làm việc với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu rà soát, chuẩn bị hạ tầng, giải pháp kỹ thuật khi sáp nhập vào TP.HCM.

TP.HCM cùng Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu chuẩn bị hạ tầng số, đảm bảo vận hành sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar