14/07/2022 17:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trung Quốc tiếp tục bác bỏ phán quyết Biển Đông dù Philippines kiên quyết bảo vệ

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Bộ Ngoại giao Trung Quốc tiếp tục bác bỏ phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông, trong khi tân chính quyền Philippines coi phán quyết là trụ cột trong chính sách và hành động của nước này.

Trung Quốc tiếp tục bác bỏ phán quyết Biển Đông dù Philippines kiên quyết bảo vệ - Ảnh 1.

Phát ngôn viên Uông Văn Bân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC

"Cái gọi là phán quyết của Tòa trọng tài Biển Đông vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982). Phán quyết đó là bất hợp pháp và vô hiệu", phát ngôn viên Uông Văn Bân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trả lời trong cuộc họp báo ngày 13-7.

Theo ông Uông, Trung Quốc không chấp nhận cũng không công nhận và sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ yêu cầu hoặc hành động nào dựa trên phán quyết năm 2016.

"Trung Quốc mới là bên thượng tôn luật quốc tế khi không công nhận hay thực thi phán quyết đó", ngày 14-7 tài khoản Twitter của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lại lời của ông Uông.

Ngày 12-7-2016, sau 3 năm nhận được các đệ trình của Philipines và xem xét, Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII UNCLOS (gọi tắt là Tòa trọng tài về Biển Đông) đã ra phán quyết, trong đó bác bỏ quyền lịch sử mà Trung Quốc nêu ra để phục vụ cho yêu sách "đường 9 đoạn" trên Biển Đông.

Kể từ đó đến nay, Trung Quốc đã liên tục bác bỏ phán quyết, cho rằng tòa trọng tài không có thẩm quyền xử lý vụ việc do Philippines đệ trình. Tuy nhiên theo giới phân tích luật quốc tế, tòa hoàn toàn có thẩm quyền để giải quyết và đưa ra phán quyết.

Hôm 12-7-2022, nhân 6 năm tòa trọng tài ra phán quyết được xem như chiến thắng cho Philippines, Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo đã gọi phán quyết này là "cuối cùng" và "không thể tranh cãi".

Ông Manalo nhấn mạnh phán quyết là trụ cột trong chính sách và hành động của chính quyền mới của Philippines tại vùng biển tranh chấp, đồng thời bác bỏ những nỗ lực nhằm phá hoại quyết định mà ông nhấn mạnh là "không thể chối cãi" này.

Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa cũng lên tiếng thúc giục các bên tôn trọng phán quyết năm 2016 và chấm dứt các hành động "khiêu khích".

Trong họp báo ngày 13-7, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ vì sự lên tiếng trên. Theo ông Uông, Mỹ không phải là một nước trong khu vực và "phớt lờ các thực tế, lịch sử vấn đề Biển Đông, bóp méo luật pháp quốc tế".

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Đông thông qua các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Việt Nam ủng hộ giải quyết tranh chấp này bằng các giải pháp, biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc và UNCLOS 1982.

UNCLOS có vai trò như một khuôn khổ pháp lý điều chỉnh toàn bộ các hoạt động trên biển và đại dương, đã được thừa nhận ở phạm vi toàn cầu và nhiều lần được nhấn mạnh trong các nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Năm 2021, Việt Nam cùng 11 nước khác đã thành lập Nhóm bạn bè UNCLOS và đến nay đã có hơn 110 quốc gia gia nhập. Nhóm bạn bè là một hình thức không chính thức và mang tính mở nhằm tập hợp một số nước có cùng quan tâm về một vấn đề cụ thể.

Trung Quốc - Việt Nam cần kiểm soát tốt bất đồng, duy trì hòa bình Biển Đông

TTO - Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh Việt Nam và Trung Quốc cần nỗ lực kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp và tôn trọng quyền, lợi ích chính đáng của nhau phù hợp luật pháp quốc tế.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Cuộc đua phát triển robot hình người đang diễn ra sôi động, với Trung Quốc dẫn đầu, nhằm giải quyết vấn đề suy giảm dân số và tăng năng suất lao động, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho thị trường việc làm toàn cầu.

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Bắc Kinh cho đăng ký kết hôn ở công viên, chùa... dân không còn phải về quê

Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) triển khai chính sách mới nhằm cụ thể hóa phương châm "để dữ liệu chạy nhiều hơn, người dân đi lại ít hơn" với hệ thống đăng ký kết hôn toàn quốc không giới hạn hộ khẩu.

Bắc Kinh cho đăng ký kết hôn ở công viên, chùa... dân không còn phải về quê

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

COVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng, không cần hoảng loạn

Từ ngày 1-1 đến 14-5, Thái Lan ghi nhận tổng cộng 71.067 ca mắc COVID-19, trong đó có 19 ca tử vong. Số ca bệnh tăng nhanh từ sau kỳ nghỉ Tết Songkran giữa tháng 4.

COVID-19 gia tăng nhưng dễ phòng, không cần hoảng loạn

Qatar giải thích về chuyện tặng máy bay 400 triệu USD: 'Không phải quà cho ông Trump'

Thủ tướng Qatar nói đề nghị tặng máy bay siêu sang không phải là món quà cá nhân dành cho Tổng thống Donald Trump, mà là một 'giao dịch giữa chính phủ với chính phủ'.

Qatar giải thích về chuyện tặng máy bay 400 triệu USD: 'Không phải quà cho ông Trump'

Tin tức thế giới 15-5: Ông Putin không dự đàm phán Nga-Ukraine; Mỹ trừng phạt các công ty Trung Quốc

Mỹ trừng phạt các công ty Trung Quốc vì hỗ trợ chương trình tên lửa của Iran; Ông Trump công bố đơn đặt hàng máy bay Boeing kỷ lục ở Qatar.

Tin tức thế giới 15-5: Ông Putin không dự đàm phán Nga-Ukraine; Mỹ trừng phạt các công ty Trung Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar