02/12/2024 21:46 GMT+7

Trung Quốc tăng hiện diện tại Nam Cực bằng trạm quan sát khí quyển

Trạm quan sát khí quyển Trung Sơn tại Nam Cực của Trung Quốc vừa đi vào hoạt động, là trạm quan sát thứ 9 của Trung Quốc nhưng là trạm đầu tiên ở ngoài nước.

Trung Quốc tăng hiện diện tại Nam Cực bằng trạm quan sát khí quyển - Ảnh 1.

Trạm quan sát khí quyển đầu tiên của Trung Quốc ở Nam Cực - Ảnh: Cục Khí tượng Trung Quốc

Ngày 1-12, tài khoản WeChat chính thức của Cục Khí tượng Trung Quốc cho biết Trạm quan sát khí quyển Trung Sơn tại Nam Cực đã được liệt kê trong danh sách các trạm quan sát khí quyển của nước này.

Theo thông tin từ cục này, trạm Trung Sơn sẽ thực hiện quan sát lâu dài về sự thay đổi nồng độ các thành phần khí quyển ở Nam Cực, phản ánh tình trạng trung bình của khí quyển và các đặc điểm liên quan trong khu vực Nam Cực, đồng thời hỗ trợ các nỗ lực toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trạm Trung Sơn của Trung Quốc nằm trên đồi Larsemann ở rìa đông nam của Nam Cực. Vùng cực vốn được xem là "bộ khuếch đại" của biến đổi khí hậu toàn cầu, vì các thay đổi tại đây thường xảy ra rõ rệt và dễ quan sát hơn.

Dữ liệu quan sát từ trạm này có lợi thế về vị trí và giá trị khoa học đặc biệt, giúp nghiên cứu những thay đổi lâu dài trong khí quyển của Nam Cực, quá trình trao đổi giữa tầng bình lưu và tầng đối lưu, cơ chế tương tác giữa các lớp khí quyển và ảnh hưởng của các hoạt động con người đối với môi trường toàn cầu. Đó là thông tin từ ông Đinh Minh Hổ, giám đốc Viện Biến đổi toàn cầu và Khí tượng vùng cực thuộc Học viện Khoa học Khí tượng Trung Quốc.

Trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2008, trong khuôn khổ Năm Địa cực quốc tế (International Polar Year) lần thứ tư, Cục Khí tượng Trung Quốc phối hợp với Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc xây dựng một trạm "dã chiến" quan sát khí quyển ở trạm Trung Sơn.

Trạm này được trang bị các thiết bị như máy quang phổ ozon và máy đo bức xạ, từ đó bắt đầu hoạt động quan sát thành phần khí quyển ở Nam Cực.

Năm 2010, Trung Quốc đã hoàn thành hệ thống quan sát khí nhà kính trực tuyến chính xác cao ở trạm Trung Sơn, bắt đầu quan sát liên tục nồng độ CO2 và metan với độ phân giải thời gian cao. 

Trung Quốc cũng trở thành quốc gia thứ ba có khả năng triển khai công tác quan sát này tại Nam Cực.

Trạm Trung Sơn đã phát triển một hệ thống quan sát toàn diện, theo dõi bảy yếu tố khí tượng chính, bao gồm ozon, aerosol và các yếu tố khí khác. Dữ liệu thu thập về thành phần khí quyển tại đây đã được Tổ chức Khí tượng thế giới và Cục Khí tượng Trung Quốc đưa vào các báo cáo chính thức.

Trung Quốc tăng cường có mặt ở Nam cực

TT - Hầu như không có nơi nào mà Trung Quốc không với tới để giành lấy các lợi ích chiến lược quốc gia, báo New York Times nhận xét.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vào 'lò luyện' robot đi thi quốc tế

Giành ngôi vô địch vòng quốc gia robocon Việt Nam vào giữa tháng 6-2025, các sinh viên đội LH-UDS từ Trường ĐH Lạc Hồng đang chuẩn bị hướng đến vòng chung kết sắp tới.

Vào 'lò luyện' robot đi thi quốc tế

Vệt sáng trên bầu trời Đà Nẵng, Quảng Ngãi sáng nay là do Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thiên Châu 9

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vệt sáng xuất hiện trên bầu trời sáng nay là do Trung Quốc đã phóng thành công tàu chở hàng vũ trụ Thiên Châu 9 từ bãi phóng Văn Xương, tỉnh Hải Nam.

Vệt sáng trên bầu trời Đà Nẵng, Quảng Ngãi sáng nay là do Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thiên Châu 9

Đột phá da nhân tạo sinh học giúp trị bỏng nhanh, an toàn

Loại da nhân tạo này hoàn toàn được tạo ra từ chính tế bào của bệnh nhân, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, làm lành vết thương nhanh gấp đôi so với phương pháp hiện tại.

Đột phá da nhân tạo sinh học giúp trị bỏng nhanh, an toàn

Ông bà tiếp xúc với hóa chất có thể khiến cháu dậy thì sớm

Một nghiên cứu mới cho thấy ông bà có tiếp xúc với hóa chất có thể ảnh hưởng đến cả đời cháu sau này chứ không chỉ là từ bố mẹ sang con.

Ông bà tiếp xúc với hóa chất có thể khiến cháu dậy thì sớm

Đấu giá khối đá sao Hỏa lớn nhất rơi xuống Trái đất, có thể tới 4 triệu USD

Khối đá sao Hỏa nặng 25kg với sắc đỏ, nâu và xám đặc trưng chiếm gần 7% tổng lượng thiên thạch sao Hỏa đang được biết đến trên Trái đất.

Đấu giá khối đá sao Hỏa lớn nhất rơi xuống Trái đất, có thể tới 4 triệu USD

Tạo ra đường ăn từ CO₂, không cần mía hay củ cải đường

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển công nghệ sinh học chuyển hóa methanol, dẫn xuất từ CO₂, thành đường trắng.

Tạo ra đường ăn từ CO₂, không cần mía hay củ cải đường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar