02/02/2017 16:36 GMT+7

Trung Quốc sẽ nắm lấy cơ hội 'tuần tra chung' từ Philippines

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Các chuyên gia Trung Quốc tin rằng chính quyền trung ương Bắc Kinh sẽ nhân cơ hội mời gọi từ nhà lãnh đạo của Philippines để đóng vai đàn anh trong khu vực.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong cuộc họp báo tại Manila - Ảnh: Reuters

"Rõ ràng là Trung Quốc cảm thấy tích cực về ông Duterte. Hơn nữa, đây là cơ hội để Trung Quốc có thể xem xét vấn đề chống khủng bố trong góc nhìn vấn đề của khu vực chứ không phải chỉ xem xét trong mối quan hệ với Philippines".

Ông Zhu Xin, giáo sư trợ giảng của Khoa Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh, nhận định trên tờ South China Morning Post ngày 1-2 về cách ứng xử của Trung Quốc sau yêu cầu của Tổng thống Rodrigo Duterte.

Hôm 31-1, phát biểu trước các tướng Philippines vừa được thăng chức, ông Duterte cho biết đã yêu cầu Trung Quốc tuần tra biển để giúp ngăn chặn các phần tử cực đoan bắt cóc thủy thủ và tấn công các tàu ngoài khơi miền nam Philippines.

"Tôi đã hỏi liệu Trung Quốc có thể tuần tra vùng biển quốc tế mà không xâm nhập vào lãnh hải của các quốc gia", nhà lãnh đạo của Manila cho biết.

Ông Duterte khẳng định muốn Bắc Kinh điều động một đội tàu như từng làm vào năm 2009 khi điều tàu hải quân đến Vịnh Aden để bảo vệ tàu bè Trung Quốc chống cướp biển Somalia.

Ông Duterte cho rằng công tác hỗ trợ tuần tra của Trung Quốc không cần đến tàu chiến mà chỉ cần tàu tuần duyên nhỏ và nó cách xa khu vực tranh chấp Biển Đông.

Đây rõ ràng là một động thái có chủ ý, bởi ông Duterte đã kêu gọi Trung Quốc giúp đỡ chứ không kêu gọi Mỹ - một đồng minh quân sự chính của Philippines từ hàng chục năm qua.

Nhưng nếu nhìn kỹ thì thấy nó là một sự phát triển theo định hướng của ông Duterte. Trong chuyến thăm Bắc Kinh vào tháng 10-2016, nhà lãnh đạo Philippines từng cho ký kết hợp tác giữa lực lượng tuần duyên hai nước.

Và thậm chí trong số viện trợ của Trung Quốc, phía Philippines cũng xin đổi lấy bằng một số khí tài cần cho hoạt động tuần tra trên biển. 

Philippines đã chứng minh với các thành viên khác trong khu vực rằng mình đang có vấn đề: phiến quân ở phía nam có khuynh hướng ngả sang khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và lại còn gia tăng hoạt động cướp tàu, bắt cóc con tin đòi tiền chuộc. Trong khi đó Manila lại không đủ khí tài và nhân lực để giải quyết chuyện này.

Ông Xu Liping, nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng "rất có thể" Trung Quốc sẽ phản ứng tích cực với đề nghị từ Philippines theo cách nước này đã hợp tác với các nước châu Á khác như Malaysia trong hoạt động chống khủng bố.

"Các khu vực sẽ tuần tra không thuộc khu vực có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, vậy nên sẽ không quá nhạy cảm khi có tàu Trung Quốc tuần tra trên vùng biển trong khu vực", ông Xu bình luận.

Nhà nghiên cứu của Trung Quốc còn cho rằng các cuộc tuần tra của tàu của Mỹ tại khu vực trong thời gian qua chỉ thu hút những kẻ khủng bố trong khu vực bởi "các nhóm khủng bố chỉ nhắm vào Mỹ". Đó là một cách ông Xu cho rằng tuần tra với Trung Quốc sẽ hiệu quả và an toàn hơn!

Có thể nói các nước trong khu vực cũng khó cản trở lời đề nghị của ông Duterte vì khu vực biển quốc tế là của chung mọi quốc gia.

Với lời mời đó, Bắc Kinh sẽ chính danh giong buồm. Vừa thể hiện được vai trò đàn anh được cậy nhờ đảm bảo an ninh trong khu vực, vừa đạt mục tiêu dọn đường cho sáng kiến "Một vành đai, Một con đường" vốn dĩ có thể bị các hoạt động khủng bố, cướp bóc đe dọa.

Vào tháng 1 vừa qua, Cơ quan Hàng hải quốc tế (IMB) cho biết số vụ cướp tàu bắt con tin trên biển trong năm 2016 đạt mức cao nhất trong 10 năm, với vùng biển ngoài khơi miền nam Philippines ngày càng trở nên nguy hiểm.

Thậm chí giờ đây bọn cướp biển tập trung nhiều hơn vào việc tấn công các tàu hàng lớn đi gần vùng biển của Philippines, với hy vọng kiếm được nhiều tiền chuộc từ việc bắt giữ thủy thủ đoàn.

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Quan hệ Việt - Mỹ trong 30 năm qua cũng có lúc thăng lúc trầm, nhất là khi nói tới một vài lĩnh vực cụ thể và tại một vài thời điểm cụ thể.

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Ukraine tố Nga phóng 597 drone và 26 tên lửa tấn công miền tây Ukraine trong đêm. Nga dường như đang đổi chiến thuật khi tăng cường không kích vào khu vực xa tiền tuyến vốn từng được coi là khá an toàn.

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Cố vấn 4 đời tổng thống Mỹ qua đời ở tuổi 83

Ông David Gergen, cố vấn 4 đời tổng thống Mỹ, đã qua đời ở tuổi 83 sau một thời gian lâm bệnh, theo thông tin từ ông Jeremy Weinstein - hiệu trưởng Trường Havard Kennedy.

Cố vấn 4 đời tổng thống Mỹ qua đời ở tuổi 83

Nga - Triều đẩy mạnh quan hệ 'tình anh em chiến đấu' tại hội đàm ở Triều Tiên

Triều Tiên và Nga cam kết mở rộng hợp tác trên mọi lĩnh vực, từ quân sự đến du lịch, giữa bối cảnh ngoại trưởng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột nghiêm trọng trên bán đảo Triều Tiên.

Nga - Triều đẩy mạnh quan hệ 'tình anh em chiến đấu' tại hội đàm ở Triều Tiên

Israel: Iran có thể còn uranium làm giàu nhưng không thể tái thiết chương trình hạt nhân

Các quan chức cấp cao của Israel thừa nhận một phần uranium làm giàu của Iran có thể chưa bị phá hủy sau trận ném bom của Mỹ hồi tháng trước.

Israel: Iran có thể còn uranium làm giàu nhưng không thể tái thiết chương trình hạt nhân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar