15/11/2017 16:55 GMT+7

Trung Quốc sẽ đàm phán COC với ASEAN

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Đây được đánh giá là một bước đột phá cho vấn đề Biển Đông, bên cạnh các chương trình nghị sự tại Hội nghị cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 31 (ASEAN 31).

Trung Quốc sẽ đàm phán COC với ASEAN - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các trưởng đoàn chụp ảnh chung - Ảnh: TTXVN

Phát biểu tại các hội nghị trong khuôn khổ cấp cao ASEAN 31 bế mạc ngày 14-11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với các đối tác, đánh giá cao cam kết của các đối tác về hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng và phát huy vai trò trung tâm ở khu vực.

Hàng xóm tốt

Trong tuyên bố tối 13-11 (giờ Manila), người phát ngôn Robespierre Bolivar của Phủ tổng thống Philippines cho biết các nước láng giềng và Trung Quốc sẽ "bắt đầu đàm phán về bộ quy tắc ứng xử hiệu quả và trọng yếu" trên Biển Đông, dựa trên khuôn khổ đã đạt được hồi tháng 8-2017. Tuy nhiên, Philippines không nói rõ khi nào đàm phán sẽ bắt đầu.

Tuyên bố chung của ASEAN và Trung Quốc cũng nhấn mạnh vấn đề an ninh trên Biển Đông, cho biết tình hình hiện "lắng dịu hơn" nhưng không thể bỏ mặc. "Điều quan trọng là chúng ta phải hợp tác để duy trì hòa bình, ổn định, tự do đi lại và hàng không trên Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế" - Manila Bulletin dẫn tuyên bố.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng tuyên bố Bắc Kinh luôn coi ASEAN là ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng. "Chúng tôi cam kết hợp tác với ASEAN để trở thành những hàng xóm tốt, bạn tốt và đối tác tốt cùng nhau" - thủ tướng Trung Quốc nói trong bài phát biểu, dù không đề cập trực tiếp đến Biển Đông. Trung Quốc là nước tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, khiến các nước láng giềng lo ngại trong thời gian qua với các hoạt động bồi đắp và xây dựng cơ sở quân sự.

Giới phân tích sợ rằng việc đồng ý tham gia đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) chỉ là cách để Bắc Kinh câu giờ cho các hoạt động quân sự. Theo Reuters, bộ khuôn khổ không nhấn vào tính ràng buộc về pháp lý, cũng như không xác định được cơ chế giải quyết tranh chấp. Trên Kyodo News, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh cũng nhấn mạnh việc cần một bộ quy tắc ứng xử ràng buộc về pháp lý để giảm căng thẳng liên quan đến các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

RCEP hoãn đến năm 2018

Vấn đề an ninh, từ bán đảo Triều Tiên, Biển Đông đến tình hình ở bang Rakhine (Myanmar) là trọng tâm tại Hội nghị Đông Á (EAS) ở Manila ngày 14-11 của ASEAN và 8 nước đối tác. Về vấn đề bán đảo Triều Tiên, các nước tiếp tục "hối thúc mạnh mẽ Triều Tiên tuân thủ ngay lập tức và đầy đủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc" và "từ bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa một cách toàn diện".

Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại các nguyên tắc được ASEAN thống nhất, bao gồm bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS); kiềm chế, không sử dụng vũ lực, không quân sự hóa; tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao; thực hiện đầy đủ và nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được COC hiệu quả. Thủ tướng khẳng định cần thúc đẩy đàm phán một COC mang tính khả thi, ràng buộc pháp lý và phù hợp với luật pháp quốc tế nhằm góp phần duy trì Biển Đông hòa bình, ổn định lâu dài và bền vững.

Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận nhiều vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, một trong những điểm đáng lưu ý là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ chưa thể kết thúc trong năm 2017 như kỳ vọng.

Trung Quốc đề xuất tầm nhìn đối tác chiến lược với ASEAN

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 20 diễn ra ở Manila (Philippines) ngày 13-11, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đưa ra đề xuất hình thành tầm nhìn đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và ASEAN đến năm 2030, nhằm nâng tầm quan hệ hợp tác giữa hai bên.

Theo đề xuất này, tầm nhìn đối tác chiến lược sẽ nâng cấp quan hệ hợp tác giữa hai bên từ thể thức 2+7 lên 3+X, đồng nghĩa với việc Trung Quốc và ASEAN sẽ cùng nhau chia sẻ và hợp tác trên nhiều lĩnh vực dựa trên ba trụ cột chính gồm an ninh - chính trị, kinh tế - thương mại và kết nối cộng đồng.

Đây là một sự nâng cấp rõ rệt từ thể thức 2+7 hiện tại, trong đó nhấn mạnh nhất thể hóa chính trị dựa trên 2 điểm gồm cải thiện lòng tin chiến lược song phương và thúc đẩy hợp tác kinh tế, với 7 lĩnh vực hợp tác chính gồm thương mại, kết nối song phương, trao đổi an ninh...

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Siêu dự luật liên tục bị chỉ trích, ông Trump dọa trục xuất tỉ phú Elon Musk

Tổng thống Trump cho biết ông đang cân nhắc khả năng trục xuất ông Elon Musk, sau khi vị tỉ phú nhiều lần công khai chỉ trích siêu dự luật của Đảng Cộng hòa.

Siêu dự luật liên tục bị chỉ trích, ông Trump dọa trục xuất tỉ phú Elon Musk

Ông Trump phàn nàn Nhật Bản không mua gạo Mỹ, Tokyo đáp trả cứng rắn

Giữa lúc giá gạo trong nước tăng cao và Mỹ gây sức ép mở cửa thị trường, Nhật Bản khẳng định sẽ không đánh đổi ngành nông nghiệp để đạt được thỏa thuận thương mại với Washington.

Ông Trump phàn nàn Nhật Bản không mua gạo Mỹ, Tokyo đáp trả cứng rắn

Nga tăng tốc tấn công, kiểm soát thêm gần 600km² lãnh thổ Ukraine trong tháng 6

Trong tháng 6-2025, Nga đã kiểm soát thêm gần 600km² lãnh thổ Ukraine, đánh dấu mức tiến quân lớn nhất trong vòng 7 tháng qua, cho thấy đà tấn công đang được đẩy mạnh sau thời gian chững lại vào mùa đông.

Nga tăng tốc tấn công, kiểm soát thêm gần 600km² lãnh thổ Ukraine trong tháng 6

Trung Quốc, Campuchia lên tiếng sau khi Thủ tướng Paetongtarn bị đình chỉ chức vụ

Ngay sau phán quyết đình chỉ Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra, phía Trung Quốc và Campuchia đã lên tiếng, thể hiện quan điểm trước biến động chính trị tại Thái Lan.

Trung Quốc, Campuchia lên tiếng sau khi Thủ tướng Paetongtarn bị đình chỉ chức vụ

Chuỗi cà phê lớn nhất Trung Quốc ‘tuyên chiến’ với Starbucks tại Mỹ

Chuỗi Luckin Coffee mở hai cửa hàng đầu tiên tại Mỹ sau khi từng vượt qua Starbucks về số lượng cơ sở tại Trung Quốc.

Chuỗi cà phê lớn nhất Trung Quốc ‘tuyên chiến’ với Starbucks tại Mỹ

Bên trong nhà máy xe điện Trung Quốc: Đẹp 'lạnh lùng' và vắng bóng con người

Nhiếp ảnh gia Canada gây chú ý với loạt ảnh chụp nhà máy ô tô điện ở Trung Quốc vẫn vận hành nhưng vắng bóng con người.

Bên trong nhà máy xe điện Trung Quốc: Đẹp 'lạnh lùng' và vắng bóng con người
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar