14/06/2024 15:11 GMT+7

Trung Quốc phủ bóng cuộc họp cuối cùng của G7

Lãnh đạo các nước G7 sẽ tham gia cuộc họp cuối cùng tại hội nghị thượng đỉnh thường niên vào ngày 14-6, trong đó các vấn đề xoay quanh Trung Quốc đứng đầu chương trình nghị sự.

Lãnh đạo G7 theo dõi màn trình diễn nhảy dù trên không vào ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh thường niên, ngày 13-6 - Ảnh: REUTERS

Lãnh đạo G7 theo dõi màn trình diễn nhảy dù trên không vào ngày đầu tiên của hội nghị thượng đỉnh thường niên, ngày 13-6 - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, cuộc họp có sự tham gia của 10 lãnh đạo, bao gồm Thủ tướng Ấn Độ và Quốc vương Jordan, cùng với Giáo hoàng Francis.

Bên cạnh các nước quen thuộc như Canada, Mỹ, Anh, Ý, Pháp, Đức, Nhật Bản, G7 năm nay chào đón nhiều đại biểu, khách mời hơn trước, nhằm thể hiện rằng đây không phải là một nhóm khép kín và xa cách.

Trong ngày họp đầu tiên tại miền nam nước Ý, các quốc gia G7 đã nhất trí thỏa thuận cung cấp khoản vay trị giá 50 tỉ đô la cho Ukraine, được bảo đảm bằng lãi suất từ tài sản đóng băng của Nga.

Mặc dù còn nhiều chi tiết cần được hoàn thiện, các thành viên G7 cùng với Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ đóng góp vào khoản vay này, số tiền sẽ được chuyển tới Kiev vào cuối năm nay.

"Hôm nay chúng ta thực hiện một bước tiến lịch sử", Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói.

Trong khi Ukraine là chủ đề chính của ngày họp đầu tiên, Trung Quốc sẽ là vấn đề chủ chốt trong ngày 14-6.

Lãnh đạo các nước dự kiến bày tỏ lo ngại về công suất công nghiệp dư thừa của Trung Quốc và sự hỗ trợ của nước này cho Nga.

Trước đó trong tuần, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với các công ty Trung Quốc cung cấp chất bán dẫn cho Nga. Washington được cho là lo ngại về lập trường ngày càng hung hăng của Bắc Kinh đối với Đài Loan và những cuộc đụng độ với Philippines về tranh chấp hàng hải.

"Trung Quốc không cung cấp vũ khí (cho Nga) nhưng lại cung cấp khả năng sản xuất những vũ khí đó và công nghệ để thực hiện điều này, vì vậy thực tế là Trung Quốc đang giúp Nga", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với báo giới sau khi ký thỏa thuận an ninh song phương với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Ngày 11-6, EU thông báo sẽ áp đặt thuế bổ sung lên tới 38,1% đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc từ tháng 7. Động thái này tạo ra nguy cơ trả đũa từ Bắc Kinh, vốn đã tuyên bố sẽ có biện pháp bảo vệ lợi ích của mình.

Các lãnh đạo cũng sẽ thảo luận về vấn đề di cư, một vấn đề quan trọng đối với Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, người đang thúc đẩy châu Âu giúp Ý hạn chế dòng người di cư bất hợp pháp từ châu Phi.

Nhiều lãnh đạo sẽ rời Ý vào cuối ngày 14-6, bao gồm ông Biden. Sang ngày 15-6, sẽ có các cuộc họp song phương của những người ở lại, trước khi có buổi họp báo cuối cùng từ bà Meloni.

Ngày họp cuối của G7 có sự tham gia của Giáo hoàng Francis. Giáo hoàng dự kiến phát biểu về AI và sẽ có nhiều cuộc gặp song phương, bao gồm với ông Biden, ông Zelensky và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.

"Đây là một ngày lịch sử. Chúng ta sẽ chào đón Đức Thánh Cha. Đây là lần đầu tiên một Giáo hoàng tham gia G7. Tôi tự hào điều này diễn ra dưới sự chủ trì của Ý", Thủ tướng Ý Giorgia Meloni nói với báo giới ngày 13-6.

Lần đầu tiên Giáo hoàng dự thượng đỉnh G7, nói về AI

Giáo hoàng Francis sẽ dự hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7 vào tháng 6 tới để thảo luận về những thách thức do trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hamas thả con tin Mỹ trong lúc đàm phán trực tiếp với Washington

Ông Trump ca ngợi việc Hamas thả con tin Mỹ là bước đi tốt hướng đến việc chấm dứt chiến tranh và đưa tất cả con tin còn lại về nhà.

Hamas thả con tin Mỹ trong lúc đàm phán trực tiếp với Washington

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nga

Chuyến thăm Nga lần này của Tổng Bí thư Tô Lâm cho thấy hai quốc gia có thể làm gì sau khi đã nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất là Đối tác chiến lược toàn diện.

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nga

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ đề xuất một cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine để chấm dứt chiến sự mà không cần điều kiện tiên quyết, nhưng cùng lúc tiếp tục tấn công Kiev.

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Rộ tin Qatar sắp tặng 'biệt thự bay' Boeing 747-8 cho ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ được hoàng gia Qatar tặng món quà đắt đỏ là một chiếc máy bay Boeing siêu sang để sử dụng làm chuyên cơ Air Force One.

Rộ tin Qatar sắp tặng 'biệt thự bay' Boeing 747-8 cho ông Trump

Ông Trump thúc đến gặp ông Putin, ông Zelensky tuyên bố 'sẵn sàng'

Tổng thống Zelensky cho biết ông sẵn sàng gặp Tổng thống Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Tổng thống Trump công khai yêu cầu nhà lãnh đạo Ukraine chấp nhận ngay đề xuất đàm phán trực tiếp từ Nga.

Ông Trump thúc đến gặp ông Putin, ông Zelensky tuyên bố 'sẵn sàng'

Tin tức thế giới 12-5: Mỹ - Trung đàm phán hiệu quả; Nga tố Ukraine tấn công tên lửa vào vùng Kursk

Ông Trump tiết lộ sẽ ký sắc lệnh nhằm giảm tới 80% giá thuốc tại Mỹ; Philippines bầu cử, với tâm điểm là cuộc đối đầu hai dòng họ Marcos - Duterte.

Tin tức thế giới 12-5: Mỹ - Trung đàm phán hiệu quả; Nga tố Ukraine tấn công tên lửa vào vùng Kursk
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar