22/02/2025 07:52 GMT+7

Trung Quốc phát hiện vi rút mới giống COVID-19, chuyên gia Mỹ nói không đáng lo

Một nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã tìm thấy một loại vi rút corona mới ở dơi có khả năng lây nhiễm sang người, do nó có cơ chế tương tự vi rút gây ra đại dịch COVID-19.

Trung Quốc phát hiện vi rút mới giống COVID-19, chuyên gia Mỹ nói không đáng lo - Ảnh 1.

Một người đàn ông đi xe đạp trên cầu Vũ Hán bắc qua sông Dương Tử ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc vào tháng 12-2024 - Ảnh: AFP

Vi rút có cơ chế tương tự SARS-CoV-2

Nghiên cứu này do bà Thạch Chính Lệ, nhà vi rút học hàng đầu Trung Quốc, dẫn đầu. Bà Thach, thường được gọi là "người dơi", nổi tiếng với các nghiên cứu về vi rút corona trên dơi tại Viện Vi rút học Vũ Hán.

Công trình này được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Quảng Châu, phối hợp với Viện hàn lâm Khoa học Quảng Châu, Đại học Vũ Hán và Viện Vi rút học Vũ Hán.

Theo đó, loại vi rút mới thuộc một nhánh của chủng HKU5, lần đầu tiên được phát hiện trên dơi Nhật Bản ở Hong Kong. Vi rút này thuộc nhóm Merbecovirus, trong đó có vi rút gây ra Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).

Điều đáng chú ý là vi rút này có khả năng gắn kết với thụ thể ACE2, cơ chế tương tự như SARS-CoV-2, vi rút gây ra đại dịch COVID-19.

"Chúng tôi đã phát hiện và phân lập một dòng vi rút HKU5-CoV mới (dòng 2), có thể sử dụng không chỉ thụ thể ACE2 của dơi mà còn của con người và nhiều loài động vật có vú khác", nhóm nghiên cứu viết trong bài báo công bố trên tạp chí khoa học Cell.

Khi vi rút được phân lập từ mẫu dơi, nó có thể xâm nhập vào tế bào người cũng như các mô nhân tạo mô phỏng cơ quan hô hấp và đường ruột.

"Vi rút Merbecovirus từ dơi có nguy cơ cao lây nhiễm sang người, thông qua con đường truyền trực tiếp hoặc thông qua vật chủ trung gian", nghiên cứu cho biết.

Vi rút HKU5-CoV-2 không chỉ có khả năng bám vào thụ thể ACE2 của con người mà còn ở nhiều loài động vật khác, tạo ra nguy cơ lây lan sang người thông qua các vật chủ trung gian.

Báo cáo cũng cho biết vi rút có nguy cơ gây dịch nhưng chưa đáng lo ngại.

Tuy nhiên, một nghiên cứu khác gần đây do Đại học Washington, Seattle (Mỹ) và Đại học Vũ Hán thực hiện lại cho thấy vi rút HKU5 tuy có thể bám vào thụ thể ACE2 của dơi và động vật có vú nhưng không có khả năng bám kết hiệu quả trên người.

Đáp lại, nhóm nghiên cứu bà Thạch cho rằng vi rút HKU5-CoV-2 có mức độ thích nghi với ACE2 của người cao hơn so với phiên bản trước đó (dòng 1), đồng thời có thể lây nhiễm giữa nhiều loài khác nhau.

Dù vậy, các nhà khoa học vẫn nhấn mạnh rằng khả năng lây nhiễm của vi rút này thấp hơn đáng kể so với COVID-19 và không nên phóng đại nguy cơ lây lan sang người.

Không có gì đáng lo

Sau khi Hãng tin Bloomberg đưa tin về nghiên cứu này vào sáng 21-2, cổ phiếu của các nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có diễn biến tăng. Trước giờ đóng cửa giao dịch ngày 21-2, cổ phiếu Pfizer tăng 1,5%, Moderna tăng 5,3% và Novavax tăng khoảng 1%, trong khi thị trường có xu hướng giảm.

Khi được hỏi về những lo ngại do báo cáo về một đại dịch khác do loại vi rút mới này gây ra, tiến sĩ Michael Osterholm, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota, gọi các phản ứng đối với nghiên cứu trên là "thổi phồng quá mức".

Ông cho biết đã có nhiều khả năng miễn dịch trong cộng đồng đối với các loại vi rút SARS khi so sánh với năm 2019, điều này có thể làm giảm nguy cơ đại dịch.

Bản thân nghiên cứu cũng lưu ý rằng vi rút này có ái lực gắn kết với ACE2 ở người ít hơn đáng kể so với SARS-CoV-2, cùng các yếu tố dưới mức tiêu chuẩn khác đối với khả năng thích ứng của con người, cho thấy rằng "không nên phóng đại nguy cơ xuất hiện (của vi rút này) trong quần thể người".

Nguồn gốc COVID-19?

Phát hiện mới của nhóm bà Thạch Chính Lệ tiếp tục làm dấy lên cuộc tranh luận về nguồn gốc của COVID-19.

Viện Vi rút học Vũ Hán, nơi bà Thạch từng làm việc, đã bị đặt vào trung tâm của các giả thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm, dù đến nay chưa có bằng chứng kết luận về nguồn gốc thực sự của vi rút SARS-CoV-2. Một số nghiên cứu cho rằng vi rút có thể đã xuất phát từ dơi và lây sang người qua một vật chủ trung gian.

Bà Thạch đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc rằng phòng thí nghiệm của bà liên quan đến sự bùng phát đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, phát hiện về một loại vi rút mới có khả năng xâm nhập tế bào người theo cách tương tự COVID-19 càng làm gia tăng sự quan tâm của giới khoa học và cộng đồng quốc tế đối với các nghiên cứu vi rút học tại Trung Quốc.

Thực hư danh sách tác dụng phụ ghê gớm của vắc xin COVID-19 của Pfizer

Thông tin Pfizer vừa công bố danh sách tác dụng phụ vắc xin COVID-19 đang được lan truyền rộng rãi và gây lo lắng trong cộng đồng, nhưng thực hư ra sao?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar