10/11/2014 15:32 GMT+7

Trung Quốc ngoại giao "con thoi” tại APEC

VIỆT PHƯƠNG - MỸ LOAN
VIỆT PHƯƠNG - MỸ LOAN

TTO - Tại Hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra tại Bắc Kinh hôm nay 10-11, chủ nhà Trung Quốc đẩy mạnh tiếp xúc với các nước.

Bà Julie Bishop nói Úc đang xem xét hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc - Ảnh: Reuters 

 

Trung Quốc - Úc xem xét hiệp ước dẫn độ

Úc đang xem xét một hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc để hỗ trợ Bắc Kinh đưa về nước các quan chức tham nhũng trong bối cảnh các quan chức châu Á-Thái Bình Dương đẩy mạnh các nỗ lực chống tham nhũng.  

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nói với tờ Thời báo Tài chính Úc rằng hiệp ước sẽ là một phần trong tuyên bố chống tham nhũng được ký tại Hội nghị cấp cao APEC ở Bắc Kinh.

Tại Bắc Kinh, bà Bishop cho biết: “Trung Quốc đã yêu cầu một hiệp ước như vậy và chúng tôi đang xem xét”.  

Hồi tháng 7, Trung Quốc mở chiến dịch “Săn Cáo” nhằm đưa về nước các quan chức và thành viên gia đình họ đã chạy ra nước ngoài và đem theo tiền bạc do tham nhũng mà có.  

Trong khi đó, Úc lại được coi là nơi trú ẩn tuyệt vời cho các quan chức Trung Quốc tham nhũng. Số tiền tham nhũng biến thành các tài sản hợp pháp như bất động sản hay các tài khoản ngân hàng.  

Trung Quốc - Thái Lan cùng phát triển giao thông

Bên lề Hội nghị cấp cao hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đang diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc), Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha có cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. 

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha chào kiểu Thái khi gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters 

 

Ông Prayuth nói với ông Tập rằng Thái Lan đánh giá cao các chiến lược của Trung Quốc trong việc phát triển tuyến đường R3A. Tuyến đường khi hoàn thành là một phần của kế hoạch mở tứ giác kinh tế nối Thái Lan, Myanmar, Lào và Trung Quốc, và là một trong những tuyến kinh tế trọng điểm của thế giới.

Tuyến R3A xuất phát từ Côn Minh (Trung Quốc), vượt qua sông Mekong ở Huay Xai (Lào) và đi vào tỉnh Chiang Rai của Thái Lan.  

Người phát ngôn chính phủ Thái Yongyuth Mayalarp dẫn lời ông Prayuth nói Bangkok cũng sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh trong việc phát triển hệ thống đường sắt đôi nối Thái Lan, Trung Quốc và các nước khác.  

Theo The Nation, Bangkok cũng nói ủng hộ chính sách của Bắc Kinh trong việc dùng đồng nhân dân tệ làm đồng tiền thông dụng ở châu Á. “Hai nhà lãnh đạo hy vọng thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương giữa đồng nhân dân tệ và đồng baht sẽ được gia hạn sau khi thỏa thuận này hết hạn trong tháng tới” - ông Yongyuth nói.  

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và tổng thống Indonesia Joko Widodo gặp nhau ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

Trung Quốc - Nhật tăng cường hợp tác kinh tế

Ngày 10-11, thủ tướng Shinzo Abe và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp chính thức ở Bắc Kinh. Đây là lần đầu tiên nguyên thủ hai nước gặp nhau kể từ khi lên cầm quyền đến nay. 

Hãng tin Kyodo dẫn lời Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết lãnh đạo hai quốc gia  gặp và trao đổi rất thẳng thắn quan điểm của nhau. “Tôi cho rằng đã có tiền triển lớn trong việc cãi thiện các mối quan hệ kinh tế và những mối quan hệ khác giữa Trung Quốc và Nhật Bản” - ông Suga mô tả.

Ông Suga cho biết thêm thủ tướng Abe và chủ tịch Tập Cận Bình nhất trí biện pháp khởi động các quá trình nhằm chuẩn bị thành lập cơ chế giải quyết khủng hoảng trên biển giữa hai nước.

Trung Quốc - Indonesia: hợp tác phát triển đại dương

Trước đó, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã có cuộc gặp với tổng thống Indonesia Joko Widodo và đã thống nhất hai nước sẽ tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực liên quan đến cơ sở hạ tầng và phát triển đại dương. 

Theo Tân Hoa xã, ông Joko Widodo đưa ra sáng kiến xây dựng Indonesia thành một cường quốc biển và ông Tập Cận Bình cũng đưa ra sáng kiến về còn đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 của Trung Quốc và kêu gọi sự tương tác giữ hai sáng kiến này.

“Chúng ta có thể cho hai chiến lược phát triển này tương tác với nhau, đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, tái chính, năng lượng hạt nhân và tận dụng triệu để những cơ chế nhằm tiến tới hợp tác trên biển và không gian giữa Indonesia và Trung Quốc” - chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói. 

VIỆT PHƯƠNG - MỸ LOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Ngày 4-7, Nga và Ukraine cùng thông báo đã tiến hành đợt trao trả tù binh mới, theo thỏa thuận đã đạt được trong vòng đàm phán tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hồi tháng trước.

Nga, Ukraine trao trả tù binh, Kiev thả 2 công dân vùng Kursk

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Trung Quốc công bố mức thuế lên tới gần 35% với rượu mạnh từ Liên minh châu Âu, nhưng sẽ miễn trừ cho các nhà sản xuất cognac cam kết bán theo giá tối thiểu.

Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá với rượu mạnh EU, cognac Pháp tạm thoát

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Chiều 4-7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Nguyễn Tân Cương - tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng - đã chủ trì lễ đón và hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Songwit Nunphakdee.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Chính phủ Campuchia đề xuất sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép tước quốc tịch đối với những công dân bị cáo buộc cấu kết với nước ngoài để chống lại lợi ích quốc gia.

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar