05/03/2024 16:07 GMT+7

Trung Quốc muốn tự chủ công nghệ, ngăn nhà đầu tư nước ngoài rút vốn

Trung Quốc đặt trọng tâm vào các lĩnh vực cạnh tranh trong tương lai, từ trí tuệ nhân tạo (AI) tới không gian, đồng thời mở cửa cho đầu tư nước ngoài để ngăn các đại gia từ Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản rút khỏi.

Phiên khai mạc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 5-3 - Ảnh: REUTERS

Phiên khai mạc Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 5-3 - Ảnh: REUTERS

Đây là một phần trong các cam kết liên quan tới phát triển kinh tế, được công bố vào ngày 5-3, thời điểm diễn ra kỳ họp thứ hai Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa 14.

Tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Quốc hội Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% cho năm 2024. Đây là mục tiêu vẫn bị đánh giá gặp nhiều thách thức giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu suy yếu.

Theo Hãng tin Reuters, thông điệp của các lãnh đạo Trung Quốc là sẵn sàng mở cửa cho doanh nghiệp, miễn họ phù hợp với chương trình phát triển của nước này, đặc biệt là nhu cầu tự chủ.

Thách thức chủ yếu cho tham vọng của Trung Quốc là tác động của COVID-19, và việc phục hồi chậm chạp sau đại dịch. Nỗ lực tự chủ của Trung Quốc cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra bất đồng về thương mại với các nước phương Tây.

Hồi tháng 10 năm ngoái, tại diễn đàn về sáng kiến Vành đai và Con đường, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh mục tiêu tự do hóa việc tiếp cận đầu tư nước ngoài.

Hôm 5-3, Ủy ban Cải cách và Phát triển Trung Quốc đề cập tới kế hoạch giảm thuế lên việc tiếp cận thị trường ở một số ngành công nghiệp dịch vụ như viễn thông và y tế.

Chuyện mở cửa cho doanh nghiệp nước ngoài cũng là mục tiêu quan trọng của Trung Quốc, giữa lúc một số công ty lớn thuộc ngành sản xuất phải thay đổi kế hoạch đầu tư.

Reuters lấy ví dụ ở lĩnh vực xe điện, Hãng Tesla được thành lập công ty sở hữu hoàn toàn, còn BMW và Volkswagen được kiểm soát đa số trong các công ty liên doanh.

Dù vậy, sẽ còn phải chờ xem chính sách mới tác động thế nào tới ngành sản xuất tại Trung Quốc, khi công ty nước ngoài vẫn e ngại khi phải cạnh tranh với công ty nội địa.

Hyundai Motor của Hàn Quốc bán công ly liên doanh ở Trùng Khánh hồi năm ngoái, thời điểm Trung Quốc lần đầu tiên chứng kiến vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sụt giảm.

Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP 5%, dễ hay khó?

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% của Trung Quốc năm 2024 tương tự mục tiêu đặt ra năm ngoái, nhưng đòi hỏi Chính phủ nước này phải 'kích thích mạnh mẽ hơn' để đạt được.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhận thân dưỡng già: Hiện tượng mới trong xã hội Trung Quốc

Hiện tượng "nhận thân dưỡng già" lan rộng trên mạng xã hội Trung Quốc khi người trẻ tìm cha mẹ nuôi còn người già tìm con nuôi, phản ánh nhu cầu tình cảm trong một xã hội đang già hóa nhanh chóng.

Nhận thân dưỡng già: Hiện tượng mới trong xã hội Trung Quốc

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Một người đã bị bắt giữ và gần 300 người đã được sơ tán khỏi chuyến bay của Hãng Hawaiian Airlines, sau khi có tin báo về khả năng máy bay bị đe dọa đánh bom.

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

Ông Medvedev cảnh báo Ukraine có cơ hội cuối cùng để duy trì một dạng nhà nước sau khi xung đột kết thúc, khẳng định Nga vẫn sẵn sàng đàm phán.

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Ngày 21-5, Trung Quốc lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ, gọi đây là hành vi "bắt nạt", đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto tuyên bố từ chức sau phát ngôn gây bức xúc dư luận khi ông nói rằng mình “chưa bao giờ phải mua gạo” trong bối cảnh giá gạo tăng cao.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar