25/07/2017 11:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trung Quốc lẳng lặng chuẩn bị cho khủng hoảng Triều Tiên

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Bắc Kinh đã và đang tăng cường phòng thủ dọc tuyến biên giới với Triều Tiên để chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng tiềm tàng, bao gồm khả năng Mỹ đánh phủ đầu Bình Nhưỡng.

Binh sĩ Trung Quốc bắt đầu tuần tra tại thành phố Đan Đông, giáp giới với Triều Tiên - Ảnh: Reuters

Theo báo Wall Street Journal, các nhà quan sát quân sự nhận định Bắc Kinh đã thực hiện nhiều thay đổi trong tuyến phòng thủ sát biên giới Triều Tiên kể từ năm ngoái, trong đó bao gồm việc tái bố trí lực lượng ở các khu vực xung quanh.

Động thái của Trung Quốc trùng với những cảnh báo liên tiếp của Tổng thống Mỹ Donald Trump, rằng ông đang cân nhắc hành động quân sự để chặn đứng tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Chuẩn bị cho mọi tình huống

Những biện pháp quân sự Trung Quốc thực hiện gần đây ở vùng biên giới gồm: thành lập một lữ đoàn phòng thủ mới, thực hiện giám sát bằng camera 24/7 với sự hỗ trợ của máy bay không người lái, xây dựng hệ thống hầm tránh hạt nhân và vũ khí hóa học…

Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn cho sáp nhập, di chuyển và hiện đại hóa nhiều đơn vị ở khu vực biên giới; công bố chi tiết các cuộc tập trận có sự tham gia của lính đặc nhiệm, không quân… hàm ý sẵn sàng gửi lực lượng này sang Triều Tiên nếu khủng hoảng nổ ra.

Hai sự kiện gần đây nhất là cuộc diễn tập bắn đạn thật của phi đội trực thăng chiến đấu hồi tháng 6 và một đơn vị xe bọc thép trong tháng 7.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc không đề cập trực tiếp đến mục đích của những thay đổi quân sự trên, chỉ nói một cách lấp lửng rằng “họ cần duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu”.

Một người phát ngôn của bộ này lên tiếng hôm 24-7: “Quân sự không nên là giải pháp giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên”.

Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ và Trung Quốc đều chia sẻ cùng nhận định rằng Bắc Kinh đã chuẩn bị mọi phương án dự phòng liên quan đến Triều Tiên, bao gồm sự sụp đổ của nền kinh tế, ô nhiễm phóng xạ hoặc xung đột quân sự.

Những thay đổi gần đây trong cấu trúc, trang bị và huấn luyện của lực lượng vũ trang Trung Quốc nằm trong chương trình cải tổ quân đội khởi động từ năm ngoái.

Nhưng riêng ở khu vực đông bắc, sự thay đổi chủ yếu là nhằm đối phó với một cuộc khủng hoảng Triều Tiên, theo các chuyên gia.

Binh sĩ Triều Tiên di chuyển trên sông Áp Lục - biên giới tự nhiên với Trung Quốc - Ảnh: AFP

Không chỉ để phòng thủ

“Sự chuẩn bị của Trung Quốc không chỉ vì lý do an ninh biên giới" - ông Mark Cozad, cựu quan chức tình báo quân đội Mỹ chuyên về Đông Á, nhận định.

Ông Cozad cho rằng giống với Mỹ và Hàn Quốc, Trung Quốc có thể nhắm đến khả năng chiếm đóng một khu vực ở Triều Tiên, chiếm kho vũ khí hạt nhân hoặc nhiều hơn thế.

Cũng theo các chuyên gia Mỹ và Trung Quốc, dù trên danh nghĩa là đồng minh của Bình Nhưỡng, Bắc Kinh không nhất thiết sẽ bảo vệ nước này nếu chiến tranh nổ ra.

Tuy nhiên, Trung Quốc chắc chắn sẽ quyết tâm chặn đứng dòng người tị nạn Triều Tiên đổ vào khu vực đông bắc và bảo vệ người Trung Quốc sinh sống tại đó.

“Thời gian đang cạn dần. Chúng ta không thể để ngọn lửa chiến tranh lan vào Trung Quốc” - thiếu tướng Wang Haiyun, cựu tùy viên quân sự Trung Quốc tại Nga, bình luận.

Hồi tháng 5, ông Wang từng kêu gọi Bắc Kinh “vạch ra lằn ranh đỏ” cho Washington: Nếu Mỹ đánh Triều Tiên mà không thông qua Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ can thiệp quân sự.

“Nếu chiến tranh nổ ra, Trung Quốc cần nhanh chóng chiếm đóng miền bắc Triều Tiên, kiểm soát các cơ sở hạt nhân, phân ranh giới vùng an toàn để ngăn dòng người tị nạn và binh sĩ Triều Tiên đổ vào đông bắc Trung Quốc”. Đó là nội dung bài phân tích của tướng Wang đăng tải trên mạng. Gợi ý này không vấp phải sự kiểm duyệt nào từ nhà chức trách, cho thấy Bắc Kinh đã hé cửa thông báo giải pháp của mình.

Nhưng bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng sự chuẩn bị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) vẫn chưa đủ cho một chiến dịch lớn như Triều Tiên.

“Tôi không nghĩ là PLA sốt sắng lắm trước khả năng nhận một nhiệm vụ lớn ở Triều Tiên trong tương lai gần” - ông Dennis Blasko, cựu tùy viên quân sự Mỹ tại Bắc Kinh, nhận xét.

Các nhà ngoại giao quốc tế đánh giá Trung Quốc, cũng như Mỹ, đã khá bất ngờ trước những bước tiến thần tốc của Triều Tiên trong chương trình hạt nhân và tên lửa.

Giờ đây, Bắc Kinh lo rằng hành động của Bình Nhưỡng sẽ làm tổn hại đến lợi ích an ninh của chính Trung Quốc vì Mỹ không thể nào khoanh tay ngồi nhìn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiev: Matxcơva không có thiện chí nếu ông Putin không dự đàm phán Nga - Ukraine

Ngày 13-5, Kiev cho rằng sẽ là 'dấu hiệu rõ ràng' chứng minh Tổng thống Nga Vladimir Putin không nghiêm túc với hòa bình nếu ông không tham dự đàm phán Nga - Ukraine sắp tới tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Kiev: Matxcơva không có thiện chí nếu ông Putin không dự đàm phán Nga - Ukraine

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Ông Bessent dùng đường minh họa fentanyl, Bắc Kinh nói ma túy là 'chuyện của riêng Mỹ'

Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định kiểm soát ma túy tại Mỹ là trách nhiệm của riêng Washington, nhấn mạnh việc đánh thuế Trung Quốc vì vấn đề này là bất hợp lý.

Ông Bessent dùng đường minh họa fentanyl, Bắc Kinh nói ma túy là 'chuyện của riêng Mỹ'

Kiev: Ông Zelensky chỉ gặp ông Putin, không tiếp ai khác

Cố vấn tổng thống Ukraine khẳng định ông Zelesnky sẽ chỉ gặp ông Putin và không tiếp bất kỳ quan chức Nga nào khác nếu đàm phán tại Istanbul.

Kiev: Ông Zelensky chỉ gặp ông Putin, không tiếp ai khác

Mỹ 'giảm khó' cho hàng thương mại điện tử Trung Quốc

Mỹ giảm thuế với hàng hóa thuộc diện "de minimis" của Trung Quốc từ 120% xuống 54%, phần nào gỡ "thòng lọng buộc cổ" tiểu thương thương mại điện tử Trung Quốc.

Mỹ 'giảm khó' cho hàng thương mại điện tử Trung Quốc

Cắt giảm lãi suất, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đối mặt tương lai bất định

Lãi suất thấp hơn cho các khoản vay quỹ dự phòng nhà ở là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm khôi phục sự quan tâm của người mua và thúc đẩy các dự án bị đình trệ.

Cắt giảm lãi suất, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đối mặt tương lai bất định
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar