11/06/2018 13:23 GMT+7

Trung Quốc hưởng lợi gì từ thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên?

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Trong lúc Mỹ và Triều Tiên đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc hội đàm lịch sử, thì Trung Quốc, "con voi ở trong phòng" hưởng lợi gì từ cuộc gặp này?

Trung Quốc hưởng lợi gì từ thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên? - Ảnh 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp nhà lãnh đạo Kim Jong Un 2 lần trong 3 tháng qua - ảnh: REUTERS

Bắc Kinh là đồng minh quan trọng lâu năm và duy nhất của Bình Nhưỡng, lại cũng là đối thủ chiến lược hùng mạnh nhất và lâu dài của Washington.

Như vậy, Trung Quốc hẳn phải đóng một vai trò lớn trong việc hiện thực hóa bất cứ thỏa thuận nào đạt được giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un tại Singapore.

Sau đây là 3 câu hỏi về "tay chơi" quyền lực đứng quan sát bên lề sự kiện hội đàm Trump - Kim, theo Đài BBC của Anh:

1. Trung Quốc muốn gì?

Một từ: Ổn định.

Nói rõ hơn, Trung Quốc không muốn thêm bất cứ đe dọa chiến tranh hạt nhân nào sát biên giới họ nữa. Bắc Kinh biết quá rõ sự huyễn tưởng của Bình Nhưỡng, và họ không tin vị tổng thống tính khí thất thường của Mỹ.

Ai dám khẳng định một trận khẩu chiến mới giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ không dẫn đến tính toán sai lầm và leo thang quân sự? Thôi thì đành tìm cách đưa hai nước này theo đường ngoại giao và ngồi lại bên nhau đối thoại vậy. 

Cần phải nhấn mạnh dù Bắc Kinh có mất kiên nhẫn với Triều Tiên đến mấy, họ vẫn là đồng minh truyền thống, và Mỹ là đối thủ chiến lược chung của cả hai.

Thực tế, ông Kim Jong Un không đời nào từ bỏ dễ dàng sức mạnh hạt nhân mà khó khăn lắm Triều Tiên mới có được. Và nếu ông Kim tranh thủ được sự nhượng bộ nào đó từ ông Trump - chẳng hạn một thay đổi về quân sự trên bán đảo Triều Tiên - đó cũng là tin vui với Trung Quốc.

Trung Quốc hưởng lợi gì từ thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên? - Ảnh 2.

Động thái phá hủy bãi thử hạt nhân của Triều Tiên không đảm bảo bảo nước này sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân - Ảnh: REUTERS/KCNA

2. Ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên nhiều cỡ nào?

Tương đối, xuất phát từ thực tế là Trung Quốc chiếm 90% giao thương của Triều Tiên với thế giới bên ngoài.

Nhưng lần này Bắc Kinh không ép Bình Nhưỡng ngồi vào bàn đàm phán. Ông Kim Jong Un tự quyết định đi đến Singapore gặp ông Trump với những lý do chiến lược riêng.

Trung Quốc trước đó ủng hộ lệnh cấm vận người hàng xóm Triều Tiên chỉ vì lợi ích. Thứ nhất, Bắc Kinh có thể dùng "thiện chí" này trao đổi với Mỹ trong các vấn đề khác mà chỉ có họ mới biết với nhau.

Thứ hai, Bắc Kinh sẵn nhắc nhở Bình Nhưỡng đừng phớt lờ lợi ích của Trung Quốc (nhưng hiệu quả này cũng giới hạn do Triều Tiên biết Trung Quốc sợ kinh tế Triều Tiên sụp đổ còn hơn là đe dọa hạt nhân).

Đáng chú ý, trước cuộc hội đàm với Mỹ tại Singapore, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình 2 lần trong vòng 3 tháng. Điều này khiến giới quan sát tự hỏi có phải Trung Quốc đang muốn dự phần?

Ông Donald Trump đã tỏ thái độ không vui, hàm ý rằng Trung Quốc bắt đầu can thiệp: "Tôi thấy hơi thất vọng, rằng ông Kim Jong Un đã gặp Chủ tịch Tập. Tôi nghĩ thái độ của ông Kim đã thay đổi một chút, và tôi không thích điều đó".

Trung Quốc đang ngồi chờ trong cánh gà. Thượng đỉnh Singapore, dù thành công hay thất bại, khả năng sẽ giúp tăng sức ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Nhà báo John Sudworth

Trung Quốc hưởng lợi gì từ thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên? - Ảnh 4.

Ý định của ông Kim Jong Un khi tiếp xúc Tổng thống Donald Trump là gì? - ảnh: EPA

3. Trung Quốc sẽ làm gì nếu thượng đỉnh Trump - Kim thất bại?

Đối với Trung Quốc, thành công có thể là bất cứ thứ gì - một hiệp ước, một lộ trình, một cái bắt tay nồng ấm, hoặc một kế hoạch chung chung - miễn sao đối thoại vẫn tiếp tục.

Đặt ở vị trí của Bắc Kinh, điều quan trọng nhất nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên có thể đưa ra không phải là những cam kết phi hạt nhân hóa mơ hồ, mà đó là cải cách kinh tế.

Bình Nhưỡng có thể mắc kẹt mãi mãi trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân, Bắc Kinh không quan tâm, chỉ cần các doanh nghiệp Trung Quốc rảnh tay kiếm được các dự án hạ tầng và mở rộng giao thương.

Tháng trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo một phái đoàn cao cấp của Triều Tiên đã đến thăm Bắc Kinh "để học hỏi về những thành tựu phát triển kinh tế của Trung Quốc". Đây là thứ họ mong muốn.

"Dù quá trình phi hạt nhân hóa có ra sao, Trung Quốc có một mục tiêu chiến lược dài hạn quan trọng hơn: Giúp Triều Tiên phát triển kinh tế và trở thành một quốc gia bình thường thay vì bị cô lập" - ông Zhao Tong, học giả về Triều Tiên thuộc Trung tâm Carnegie - Tsinghua ở Bắc Kinh, bình luận.

"Nếu Mỹ rời bàn đàm phán và tiếp tục gây áp lực, Trung Quốc sẽ đổ hết cho Mỹ thất bại về ngoại giao. Và nếu Mỹ có ý định dùng vũ lực giải giáp Triều Tiên, Trung Quốc sẽ dùng lực lượng của mình để gửi tín hiệu cảnh báo" - chuyên gia Tong bổ sung.

PHÚC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Việc ông Trump tuyên bố 'Nga và Ukraine sẽ lập tức đàm phán về một lệnh ngừng bắn' khiến nhiều người lo ngại xứ sở cờ hoa có thể sớm rút khỏi tiến trình đàm phán về một cuộc chiến mà họ cho là 'tình huống của châu Âu'.

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Trung Quốc yêu cầu cơ quan nhà nước mua thêm xe điện nội địa để sử dụng

Trung Quốc tiếp tục siết chính sách mua sắm công với yêu cầu các cơ quan nhà nước ưu tiên mua xe điện nội địa, nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh và hỗ trợ ngành EV giữa bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trong nước.

Trung Quốc yêu cầu cơ quan nhà nước mua thêm xe điện nội địa để sử dụng

Vụ nữ MC đài MBC tự tử: Cảnh sát kết luận có tình trạng bắt nạt nơi làm việc

Ngày 19-5, Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc chính thức kết luận có hành vi bắt nạt liên quan đến vụ tự tử của phát thanh viên thời tiết Oh Yoanna khi cô làm việc tại đài MBC.

Vụ nữ MC đài MBC tự tử: Cảnh sát kết luận có tình trạng bắt nạt nơi làm việc

Trung Quốc chuẩn bị bay thử 'tàu bay mẹ' không người lái đầu tiên

Trung Quốc sắp bay thử máy bay không người lái hạng nặng Cửu Thiên, với khả năng triển khai bầy đàn UAV và tác chiến linh hoạt, khiến giới nghiên cứu quân sự chú ý.

Trung Quốc chuẩn bị bay thử 'tàu bay mẹ' không người lái đầu tiên

Video thả tảng đá nặng 1 tấn xuống xe Tesla Cybertruck là giả, do AI tạo ra

Một video đang gây sốt trên mạng xã hội cho thấy chiếc Tesla Cybertruck vẫn nguyên vẹn sau khi bị thả tảng đá 1 tấn từ trên cao xuống. Tuy nhiên, thực tế đây là video giả, được tạo ra bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Video thả tảng đá nặng 1 tấn xuống xe Tesla Cybertruck là giả, do AI tạo ra

Bác sĩ Trung Quốc gây sốt khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giảm stress

Một bác sĩ sản phụ khoa ở Trung Quốc khiến cộng đồng mạng thích thú khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giải tỏa căng thẳng, cải thiện tâm trạng và... bổ sung khí huyết.

Bác sĩ Trung Quốc gây sốt khi khuyên phụ nữ nên ngắm đàn ông cơ bắp để giảm stress
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar