08/03/2018 09:37 GMT+7

Trung Quốc giải thích tăng ngân sách quốc phòng vì Biển Đông và Đài Loan

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Bắc Kinh khẳng định ngân sách quốc phòng năm 2018 tăng 8,1% nhưng vẫn ở mức thấp hơn các nước lớn khác. Song nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại và yêu cầu Trung Quốc giải thích rõ hơn về các khoản chi tiêu quốc phòng.

Trung Quốc giải thích tăng ngân sách quốc phòng vì Biển Đông và Đài Loan - Ảnh 1.

Binh sĩ Trung Quốc tập luyện - Ảnh: AFP

Ngày 5-3, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã trình bày báo cáo chính phủ tại kỳ họp thứ nhất Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội) khóa 13. Đáng chú ý là theo dự kiến của Bộ Tài chính Trung Quốc, ngân sách quốc phòng năm 2018 sẽ tăng 8,1% (năm 2017 đã tăng 7%), đạt mức dự kiến 1.106,95 tỉ nhân dân tệ (khoảng 174,8 tỉ USD).

Nếu chúng ta tính theo đầu người, quân đội Trung Quốc còn kém (về ngân sách quốc phòng) so với các nước lớn khác"

Báo China Daily ngày 6-3 bình luận. Dân số Trung Quốc hiện nay trên 1,4 tỉ người

Trung Quốc: Tăng chẳng có gì quá đáng!

Người phát ngôn Quốc hội Trung Quốc Trương Nghiệp Toại giải thích rằng phần lớn tăng trưởng ngân sách quốc phòng là nhằm bù lại cho mức chi tiêu quốc phòng vốn đã thấp trong quá khứ; ngân sách này chủ yếu được sử dụng để hiện đại hóa trang thiết bị, cải thiện cuộc sống quân nhân và điều kiện huấn luyện và đời sống các đơn vị quân đội.

Ông Trương nhấn mạnh: "Xét về tỉ lệ so sánh giữa ngân sách quốc phòng với GDP, mức chi tiêu tài chính quốc gia hoặc tính theo bình quân đầu người, mức chi quốc phòng của Trung Quốc vẫn thấp hơn các nước lớn trên thế giới".

Hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc cho rằng năm ngoái Bắc Kinh chi tiêu quốc phòng đạt 161,87 tỉ USD, tức chỉ khoảng 1,3% GDP mà thôi.

Báo China Daily (Trung Quốc) còn bình luận rằng ngân sách quốc phòng Trung Quốc chỉ bằng 1/4 của Mỹ, rằng ngân sách quốc phòng nước này vẫn minh bạch và không đe dọa ai mà chỉ nhằm hiện đại hóa trang thiết bị cũ và bảo vệ lợi ích quốc gia, nhất là ở biển Đông và biển Hoa Đông.

Báo có đoạn: "Trong những năm qua, lợi ích hàng hải của Trung Quốc ngày càng bị nhạo báng, bởi thế đương nhiên phải xây dựng một quân đội hùng mạnh hơn để bảo vệ lợi ích và đối phó với các mối đe dọa sẽ có thể trở nên hiện thực qua hành động hung hăng của các nước khác hoảng loạn vì đà phát triển của Trung Quốc".

Hãng tin Reuters dẫn nguồn từ Tân Hoa xã tối 5-3 đưa tin Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Hứa Kỳ Lượng trao đổi với các đại biểu quân đội tham dự Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc: Trung Quốc cần phải tăng cường huấn luyện quân đội và chuẩn bị chiến tranh để gia tăng năng lực chiến thắng.

Trung Quốc giải thích tăng ngân sách quốc phòng vì Biển Đông và Đài Loan - Ảnh 4.

Tàu khu trục Trung Quốc sử dụng máy bay không người lái S200 trong cuộc tập trận bắn đạn thật giữa tháng 8-2017 - Ảnh: EAST PENDULUM

Thời Báo Hoàn Cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc còn bình luận kiểu thách thức rằng nếu Trung Quốc thực sự muốn phát triển quân sự, ngân sách quốc phòng sẽ phải tăng từ 20% đến 30% chứ không chỉ 8,1% trong năm 2018.

Tờ báo giải thích rằng ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng cũng bởi các nguyên nhân: Mỹ gia tăng "khiêu khích" ở biển Đông, tình hình căng thẳng trên eo biển Đài Loan và liên minh Mỹ-Nhật-Úc-Ấn.

Chuyên gia quân sự Nghê Nhạc Hùng ở Đại học Thượng Hải nhắc lại trong bối cảnh căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên và biên giới Ấn Độ, ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng cũng chẳng có gì quá đáng và "mức tăng tượng trưng này thật ra xem như không tăng".

Theo báo cáo của Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) ở Anh, năm ngoái Trung Quốc đã chi 151 tỉ USD cho quốc phòng, ít hơn Mỹ bốn lần (603 tỉ USD), tuy nhiên lại nhiều hơn Saudi Arabia (77 tỉ USD), Nga (61 tỉ USD), Ấn Độ (53 tỉ USD), Anh (51 tỉ USD) và Pháp (49 tỉ USD).

Trung Quốc giải thích tăng ngân sách quốc phòng vì Biển Đông và Đài Loan - Ảnh 7.

Các đại biểu quân đội đến dự phiên họp Quốc hội ngày 4-3 tại Bắc Kinh - Ảnh: REUTERS

Rất đáng báo động, cần phải minh bạch hơn!

Trái ngược với lập luận từ phía Trung Quốc, nhiều ý kiến đã bày tỏ lo ngại.

Chuyên gia Andrew Erickson ở Học viện Chiến tranh hải quân Mỹ đánh giá mức tăng 8,1% ngân sách quốc phòng Trung Quốc cao hơn mức tăng GDP (6,5% năm 2018) là dấu chỉ mục tiêu chiến lược quân sự.

Ông giải thích chiến lược của Tập Cận Bình xây dựng Trung Quốc vĩ đại không chỉ dựa trên "giấc mộng Trung Hoa" về văn hóa mà còn dựa vào sức mạnh quân đội.

Chuyên gia Sam Roggeveen ở Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc phòng (Đại học Quốc gia Úc) cảnh báo thêm rằng nhịp độ và quy mô tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc rất đáng báo động đối với Úc và nhiều nước khác trong khu vực.

Ông nhận định: "Mọi dấu chỉ cho thấy Trung Quốc muốn bành trướng cái mà Trung Quốc gọi là năng lực phòng thủ ở biển Đông. Rồi chúng ta sẽ nhìn thấy tàu chiến và máy bay thường xuyên đi về biển Đông nếu không bố trí thường trực ở đó".

Chúng tôi mong muốn Trung Quốc thể hiện hơn nữa tính minh bạch về ngân sách và các mục tiêu của quân đội"

Chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga

Trung Quốc giải thích tăng ngân sách quốc phòng vì Biển Đông và Đài Loan - Ảnh 9.

Đô đốc Mỹ Scott Swift (hàng đầu bên trái) thăm lực lượng phòng vệ biển Nhật ngày 6-3. Ông kêu gọi Trung Quốc minh bạch trong chi tiêu quốc phòng - Ảnh: TWITTER

Trung Quốc chi khoảng 2% GDP cho ngân sách quốc phòng. Tỉ lệ này bằng với mức NATO yêu cầu các nước thành viên. Tuy nhiên, chúng ta cần quan sát cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á mà chương trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc có phần trách nhiệm"

Chuyên gia Juliette Genevaz ở Viện nghiên cứu chiến lược (Học viện Quân sự Pháp)

Theo tạp chí Newsweek, các nhà ngoại giao đều khẳng định mức chi tiêu quốc phòng thực sự của Trung Quốc phải nhiều hơn có khi gấp đôi ngân sách quốc phòng công bố.

Hôm 6-3 tại Tokyo, Đô đốc Scott Swift - Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đã kêu gọi Bắc Kinh minh bạch hơn nữa và giải thích thêm về các khoản chi tiêu quốc phòng vốn là nguyên nhân gây lo ngại trong khu vực.

Ông ghi nhận: "Đáng lo ngại nhất là thiếu minh bạch. Có nhiều câu hỏi trong tâm trí các nước trong khu vực rằng chi tiêu chính xác như thế nào. Không nên để cho mọi người đồn đoán mục đích tăng là gì". Ông cũng kêu gọi Trung Quốc làm rõ ý đồ xây dựng các cơ sở quân sự ở biển Đông.

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc siết giao dịch nhà chưa hoàn thiện để khôi phục niềm tin người mua

Chính quyền nhiều địa phương tại Trung Quốc thí điểm chỉ bán nhà hoàn thiện để bảo vệ người mua và kiểm soát rủi ro trước tình trạng dự án bỏ hoang tràn lan.

Trung Quốc siết giao dịch nhà chưa hoàn thiện để khôi phục niềm tin người mua

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19

Mạng xã hội tại Anh lan truyền tin Tòa án tối cao Mỹ ra phán quyết vắc xin COVID-19 không phải vắc xin, trong khi các tổ chức xác minh đây là tin giả.

Tòa án tối cao Mỹ chưa từng phủ nhận hiệu quả của vắc xin COVID-19

Thái Lan bắt 17 người với cáo buộc cẩu thả gây chết người trong vụ tòa nhà sập vì động đất

Các điều tra viên cảnh sát Thái Lan phát hiện thiết kế của tòa nhà đã vi phạm các tiêu chuẩn an toàn, với các lỗi kết cấu ở trục thang máy lõi, cùng bê tông và thép không đạt chuẩn.

Thái Lan bắt 17 người với cáo buộc cẩu thả gây chết người trong vụ tòa nhà sập vì động đất

Báo Anh: Ukraine mất hàng trăm triệu USD khi tìm mua vũ khí

Theo cuộc điều tra của báo Financial Times (Anh) tiết lộ ngày 16-5, Ukraine đã mất hàng trăm triệu USD trong 3 năm qua khi tìm cách mua vũ khí từ các bên thứ ba và các nhà thầu không đáng tin cậy.

Báo Anh: Ukraine mất hàng trăm triệu USD khi tìm mua vũ khí

Đàm phán Nga - Ukraine kết thúc: Nga yêu cầu Ukraine từ bỏ nhiều lãnh thổ hơn

Một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine tại Istanbul ngày 16-5 đã kết thúc sau khoảng 2 tiếng.

Đàm phán Nga - Ukraine kết thúc: Nga yêu cầu Ukraine từ bỏ nhiều lãnh thổ hơn

Giáo hoàng nhận mình là 'hậu duệ của người nhập cư', kêu gọi lòng trắc ẩn với người xa quê

Vị Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên này cũng từng lên tiếng chỉ trích quan điểm của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về người nhập cư trên mạng xã hội.

Giáo hoàng nhận mình là 'hậu duệ của người nhập cư', kêu gọi lòng trắc ẩn với người xa quê
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar