01/05/2018 12:48 GMT+7

Trung Quốc dùng công nghệ theo dõi… cảm xúc người lao động

ĐẮC LUÂN
ĐẮC LUÂN

TTO - Tại nhiều lĩnh vực ngành nghề của Trung Quốc đang triển khai áp dụng công nghệ theo dõi cảm xúc của người lao động để có những điều chỉnh phù hợp, đảm bảo năng suất công việc.

Trung Quốc dùng công nghệ theo dõi… cảm xúc người lao động  - Ảnh 1.

Thiết bị dò đọc cảm xúc được gắn trong mũ nhân viên - Ảnh: SCMP

Theo báo SCMP trong nhiều dự án theo dõi tâm trạng người lao động bằng công nghệ cao do chính phủ bảo trợ, các thiết bị "dò đọc" tín hiệu từ trong não người lao động đã giúp những người quản lý lao động nắm bắt kịp thời những thay đổi cảm xúc, tâm trạng nhân viên, từ đó có các biện pháp điều chỉnh tần suất, thời gian nghỉ ngơi hợp lý hơn giúp hiệu suất lao động tăng thêm.

Công ty điện tử Hangzhou Zhongheng Electric là một trong những trường hợp điển hình đang áp dụng các thiết bị theo dõi tâm trạng người lao động tại nơi làm việc.

Nếu nhìn ở bề mặt, mọi hoạt động trong dây chuyền sản xuất tại đây không có gì khác so với những nơi khác. Tuy nhiên ngoài đồng phục công nhân, người lao động còn đội những chiếc mũ có gắn thiết bị theo dõi sóng điện não (brainwave), từ đó có thể biết được chính xác tâm trạng của người lao động trong công việc.

Theo công ty này, nhờ thiết bị công nghệ cao đó, họ có thể tăng hiệu suất tổng quát của doanh nghiệp nhờ việc can thiệp kịp thời, giảm bớt căng thẳng thần kinh cho người lao động trong những tình huống cụ thể.

Trung Quốc dùng công nghệ theo dõi… cảm xúc người lao động  - Ảnh 2.

Ảnh: NYPOST

Được gài trong những chiếc mũ bảo hiểm lao động thông thường, thiết bị theo dõi tâm trạng gồm nhiều cảm biến không dây có trọng lượng nhẹ.

Những cảm biến này liên tục theo dõi sóng điện não của người đeo, truyền dữ liệu đó về hệ thống máy tính. Ở đó các thuật toán trí tuệ nhân tạo sẽ phát hiện những trạng thái tiêu cực của người lao động như trầm cảm, giận dữ,…

Công nghệ này vốn được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới nhưng Trung Quốc đã áp dụng nó với quy mô lớn chưa từng có tiền lệ trong các nhà máy, hoạt động giao thông công cộng, tại các công ty thuộc sở hữu nhà nước và trong quân đội.

Mục tiêu của họ là nhằm tăng tính cạnh tranh của ngành công nghiệp sản xuất chế tạo và duy trì ổn định xã hội.

ĐẮC LUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Công nghiệp thiết bị bay không người lái đang tăng trưởng mạnh mẽ toàn cầu, mở ra nhiều vấn đề liên quan mà Việt Nam không thể ngoài cuộc.

Tìm chìa khóa giúp Việt Nam dẫn dắt ngành thiết bị bay không người lái

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ đề xuất xây dựng công viên tượng đài các nhà khoa học

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, những nhà khoa học công nghệ có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước, của nhân loại phải được tôn vinh muôn đời.

Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ đề xuất xây dựng công viên tượng đài các nhà khoa học

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định trang fanpage có tên "Kênh việc làm EVN" với 6.000 lượt tài khoản theo dõi là giả mạo và sử dụng trái phép thương hiệu EVN.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cảnh báo fanpage tuyển dụng giả mạo

Trang tuyển sinh đầu cấp quá tải, TP.HCM bổ sung địa chỉ dự phòng

Nếu không vô được trang tuyển sinh đầu cấp: tuyensinhdaucap.hcm.edu.vn; phụ huynh có thể sử dụng trang dự phòng: tuyensinhdaucap2025.hcm.edu.vn.

Trang tuyển sinh đầu cấp quá tải, TP.HCM bổ sung địa chỉ dự phòng

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng

Sự cố rò rỉ hình ảnh từ robot hút bụi Roomba đang làm dấy lên các cuộc tranh luận về quyền riêng tư và cách các thiết bị gia dụng thông minh thu thập, xử lý dữ liệu người dùng.

Thực hư việc robot hút bụi làm lộ hình ảnh riêng tư của người dùng

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?

Cuộc đua phát triển robot hình người đang diễn ra sôi động, với Trung Quốc dẫn đầu, nhằm giải quyết vấn đề suy giảm dân số và tăng năng suất lao động, song cũng đặt ra nhiều thách thức cho thị trường việc làm toàn cầu.

Robot hình người: Cơ hội hay thách thức?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar