07/10/2020 19:32 GMT+7

Trung Quốc đưa tư tưởng Tập Cận Bình thành môn học chính trong đại học

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Kể từ mùa thu năm nay, tư tưởng Tập Cận Bình sẽ trở thành môn học chính thức tại 37 trường đại học hàng đầu của Trung Quốc, giống như triết học Mác và tư tưởng Mao Trạch Đông.

Trung Quốc đưa tư tưởng Tập Cận Bình thành môn học chính trong đại học - Ảnh 1.

Một tấm poster in hình Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Thượng Hải - Ảnh: REUTERS

Theo báo Nikkei Asia Review, Trung Quốc đã mở các lớp giảng dạy môn triết học của Chủ tịch Tập Cận Bình tại những trường ĐH danh giá nhất.

Bắt đầu từ học kỳ mùa thu, 37 trường ĐH trên toàn Trung Quốc mở các khóa học nhập môn về tư tưởng Tập Cận Bình. Thông tin này được chính thức công bố trên ấn bản ra ngày 1-9 của tạp chí Cầu Thị (Qiushi) của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong số các trường đó có những tên tuổi lớn như ĐH Bắc Kinh, ĐH Nam Khai, ĐH Thanh Hoa... Sinh viên theo học các trường này nhìn chung sẽ được yêu cầu học môn tư tưởng Tập Cận Bình.

Các khóa học này cũng sẽ được tổ chức tại Trường Chủ nghĩa Mác (School of Marxism), một viện nghiên cứu gắn với 37 trường ĐH nói trên.

Trước đây, sinh viên các trường phải học 4 khóa bắt buộc tại Trường Chủ nghĩa Mác, trong đó có các khóa dạy về chủ nghĩa Mác kinh điển và tư tưởng Mao Trạch Đông, nhà sáng lập Trung Quốc giai đoạn hậu chiến.

Nay thì khóa học về tư tưởng Tập Cận Bình sẽ được thêm vào nội dung chương trình. Quyết định này có vẻ như một sự kiện nhằm chuẩn bị cho dịp kỷ niệm tròn 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc trong tháng 7 năm sau (23-7-1921 - 23-7-2021).

Từ tháng 10-2017, tại Đại hội toàn quốc lần thứ 19, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa vào Điều lệ Đảng một học thuyết chính trị mới là "Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới".

Tư tưởng Tập Cận Bình kêu gọi tới năm 2035 sẽ nâng cấp triệt để năng lực kinh tế đất nước cũng như thúc đẩy trình độ khoa học và công nghệ đột phá tại mốc thời gian này. Mục đích là đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại xuất chúng khi Trung Quốc kỷ niệm 100 năm lập quốc vào năm 2049.

Trung Quốc đưa tư tưởng Tập Cận Bình vô hiến pháp

TTO - Tân Hoa xã ngày 19-1 đưa tin Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) sẽ đưa tư tưởng Tập Cận Bình vào hiến pháp.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Bessent dùng đường minh họa fentanyl, Bắc Kinh nói ma túy là 'chuyện của riêng Mỹ'

Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định kiểm soát ma túy tại Mỹ là trách nhiệm của riêng Washington, nhấn mạnh việc đánh thuế Trung Quốc vì vấn đề này là bất hợp lý.

Ông Bessent dùng đường minh họa fentanyl, Bắc Kinh nói ma túy là 'chuyện của riêng Mỹ'

Kiev: Ông Zelensky chỉ gặp ông Putin, không tiếp ai khác

Cố vấn tổng thống Ukraine khẳng định ông Zelesnky sẽ chỉ gặp ông Putin và không tiếp bất kỳ quan chức Nga nào khác nếu đàm phán tại Istanbul.

Kiev: Ông Zelensky chỉ gặp ông Putin, không tiếp ai khác

Mỹ 'giảm khó' cho hàng thương mại điện tử Trung Quốc

Mỹ giảm thuế với hàng hóa thuộc diện "de minimis" của Trung Quốc từ 120% xuống 54%, phần nào gỡ "thòng lọng buộc cổ" tiểu thương thương mại điện tử Trung Quốc.

Mỹ 'giảm khó' cho hàng thương mại điện tử Trung Quốc

Cắt giảm lãi suất, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đối mặt tương lai bất định

Lãi suất thấp hơn cho các khoản vay quỹ dự phòng nhà ở là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm khôi phục sự quan tâm của người mua và thúc đẩy các dự án bị đình trệ.

Cắt giảm lãi suất, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đối mặt tương lai bất định

Ông Trump đề xuất tham gia hòa đàm Nga - Ukraine, ngoại giao quốc tế dậy sóng

Tổng thống Trump bất ngờ đề xuất sẽ tham gia hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul vào ngày 15-5, kéo theo hàng loạt động thái ngoại giao dồn dập từ châu Âu đến Trung Đông.

Ông Trump đề xuất tham gia hòa đàm Nga - Ukraine, ngoại giao quốc tế dậy sóng

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy

Trường Y Icahn tại Mount Sinai, New York, trở thành trường y đầu tiên ở Mỹ tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào chương trình đào tạo bác sĩ.

Mỹ đã có trường y đầu tiên đưa ChatGPT vào giảng dạy
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar