15/12/2017 16:06 GMT+7

Trung Quốc điều cả sư đoàn áp sát biên giới Ấn Độ

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Truyền thông Ấn Độ cho hay Trung Quốc đã tăng quân và xây dựng nhiều hạ tầng quân sự mới tại khu vực gần cao nguyên Doklam - nơi đối đầu giữa binh sĩ hai bên hồi giữa năm nay.

Trung Quốc điều cả sư đoàn áp sát biên giới Ấn Độ - Ảnh 1.

Trung Quốc được cho đã điều số binh sĩ tương đương một sư đoàn đến gần khu vực Doklam trong thời gian qua mặc dù Trung-Ấn đã đạt được thỏa thuận lui quân hồi cuối tháng 8 - Ảnh: AFP

Nhật báo South China Morning Post của Hong Kong dẫn nguồn tin từ truyền thông Ấn Độ cho hay Trung Quốc mới đây bất ngờ tăng số lượng binh sĩ ở khu vực gần cao nguyên Doklam. Giới phân tích nhận định động thái này sẽ giúp Trung Quốc thắt chặt kiểm soát các khu vực biên giới và đề phòng trước các vấn đề có thể phát sinh trong tương lai.

Trong khi đó, hình ảnh vệ tinh được ghi nhận hôm 3-12 cho thấy Trung Quốc cũng đang tiến hành tu sửa hạ tầng quân sự, trong đó có việc xây thêm các vị trí đặt pháo cối và súng mới, ngay tại khu vực nằm cách cao nguyên Doklam 5-10 km.

Các ảnh chụp vệ tinh còn cho thấy sự hiện diện của ít nhất 9 tòa nhà 3 tầng và gần 300 phương tiện cỡ lớn. Nói cách khác, Trung Quốc có thể đã triển khai gần như một sư đoàn tới huyện Á Đông thuộc khu tự trị Tây Tạng. Huyện này có biên giới giáp Bhutan và bang Sikkim của Ấn Độ.

Trung Quốc điều cả sư đoàn áp sát biên giới Ấn Độ - Ảnh 2.

Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã xây mới hạ tầng quân sự cho các binh sĩ sử dụng cùng các vị trí đặt súng gần cao nguyên Doklam - Ảnh chụp màn hình SCMP

Trong khi đó, trang tin The Print của Ấn Độ cho biết Trung Quốc đã điều binh sĩ tới thung lũng Chumbi, ngã ba biên giới giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan.

Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc nằm trong tình trạng đối đầu tại cao nguyên Doklam - khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan hơn 70 ngày sau khi công binh Trung Quốc đơn phương tiến vào cao nguyên này ngày 16-6 để xây dựng một con đường. Sau thỏa thuận lui quân ngày 28-8, căng thẳng giữa hai bên đã chấm dứt.

Hiện không rõ Trung Quốc đã điều đến khu vực gần Doklam bao nhiêu quân. Tuy nhiên, các báo cáo hồi đầu tháng 10 cho biết khoảng 1.000 binh sĩ Trung Quốc hiện vẫn hoạt động ở dãy núi Himalaya và có khả năng lần đầu tiên sẽ ở lại khu vực này qua mùa đông năm nay.

Trong khi đó, quân đội Ấn Độ cũng đã có một vài đơn vị hoạt động ở bang Sikkim, nơi đối diện với phía Trung Quốc ở cao nguyên Doklam

Hiện Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa đưa ra bình luận liên quan tới thông tin của truyền thông Ấn Độ.

Ông Long Hưng Xuân - chuyên gia về Nam Á tại ĐH Sư phạm Tây Hoa ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc - nhận định sự xuất hiện của các hạ tầng quân sự mới cho thấy Bắc Kinh có thể đã nâng mức tuần tra theo mùa lên mức quanh năm tại khu vực gần cao nguyên Doklam.

Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ tăng cường kiểm soát biên giới trong tương lai khi mà Bắc Kinh đang có nguồn ngân sách dồi dào và kỹ thuật xây dựng ngày một tốt"

Ông Long Hưng Xuân - chuyên gia về Nam Á tại ĐH Sư phạm Tây Hoa

Còn theo chuyên gia Rohan Mukherjee tại Đại học quốc lập Yale ở Singapore, động thái trên cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị thế sẵn sàng để đối phó bất kỳ tình huống bất ngờ nào xảy ra ở cao nguyên Doklam.

"Ấn Độ đang chiếm ưu thế ở địa phương xét về triển khai quân đội và vì thế có thể bảo vệ khu vực cổ gà". Do đó, việc tăng cường hiện diện của Trung Quốc là để tạo thế cân bằng quân sự trong khu vực" - chuyên gia Mukherjee phân tích.

Bang Sikkim có vị trí chiến lược vì giáp biên giới với cả Bhutan và Trung Quốc. Đồng thời Sikkim lại nằm gần với một khu vực có vị trí quan trọng khác mà Ấn Độ gọi là "cổ gà". "Cổ gà" như chuyên gia Mukherjee đề cập là một dải đất hẹp nối một bên là phía Tây Ấn Độ (thân gà) với một bên là các bang Đông Bắc Ấn Độ (đầu gà).

Ấn Độ luôn luôn lo ngại nếu Trung Quốc tổ chức một cuộc tấn công bất ngờ vào cao nguyên Doklam, sau đó qua Sikkim và chiếm khu vực "cổ gà" trên thì các bang Đông Bắc Ấn Độ sẽ bị cô lập và rơi vào thế nguy hiểm.

Giới quan sát cũng cho rằng mặc dù động thái của Trung Quốc hiện chưa gây nhiều căng thẳng nhưng không thể loại trừ khả năng xảy ra một đợt căng thẳng khác tại cao nguyên Doklam trong nay mai.

Li Li - chuyên gia về Nam Á tại Viện quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc (ICIR), nói rằng tình hình khu vực diễn biến như thế nào còn tùy thuộc vào cách thức Trung Quốc cư xử tiếp theo tại đây.

BÌNH AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Về hoạt động chính trị của mình, tỉ phú Musk nói ông sẽ 'giảm bớt' chi tiêu chính trị trong tương lai và đã làm đủ trong lĩnh vực này.

Tỉ phú Musk nói 'đã đủ' với chính trị, cam kết tiếp tục điều hành Tesla

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar