03/03/2021 06:31 GMT+7

Trung Quốc đang mắc nợ 7.200 tỉ USD

Ý NGUYÊN
Ý NGUYÊN

TTO - Bắc Kinh đã triển khai gói cứu trợ kinh tế trị giá hàng ngàn tỉ nhân dân tệ (NDT) trong năm 2020, nhưng sự gia tăng nợ trong nước và nguy cơ ''tê giác xám'' có thể đe dọa hệ thống tài chính của nước này.

Trung Quốc đang mắc nợ 7.200 tỉ USD - Ảnh 1.

Binh sĩ canh gác gần quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh - Ảnh: REUTERS

Gói cứu trợ kinh tế bao gồm đợt phát hành hiếm hoi trái phiếu kho bạc đặc biệt với tổng giá trị 1.000 tỉ NDT (tương đương 154,6 tỉ USD) và 3.750 tỉ NDT trái phiếu đặc biệt trong nước để giúp hạn chế tác động của đại dịch COVID-19 và giải cứu các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

Trên báo South China Morning Post (SCMP), ông Ôn Lai Thành - giáo sư ngành khoa học tài chính tại Đại học Tài chính và kinh tế trung ương ở Bắc Kinh - cho biết: "Các biện pháp khẩn cấp được áp dụng vào năm 2020 đã làm tăng đáng kể rủi ro nợ của Trung Quốc. Đặc biệt, tỉ lệ nợ của chính quyền địa phương đã tăng vọt lên mức trung bình 90% GDP địa phương, gần với giới hạn đỏ".

Giáo sư Ôn Lai Thành cho rằng việc giảm tỉ lệ thâm hụt tài khóa từ 3,6% GDP của năm 2020 xuống 3% và giảm quy mô trái phiếu chuyên dùng trong nước sẽ gửi đi tín hiệu rõ ràng cho thấy Trung Quốc đang quay trở lại chính sách tài khóa bình thường hơn. Ông nói thêm: "Dựa trên các thông tư của chính phủ, có thể thấy các khoản nợ tiềm ẩn vẫn là mối quan ngại lớn".

Theo các chuyên gia phân tích, tại phiên họp sắp tới của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội), các nhà lãnh đạo dự kiến sẽ điều chỉnh sự hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế nước này bằng cách giảm thâm hụt ngân sách cũng như giảm phát hành trái phiếu đặc biệt địa phương, vốn được dùng để tài trợ cho chi tiêu cơ sở hạ tầng, đồng thời tăng ngân sách cho các dự án liên quan đến sinh kế.

Việc thu hẹp kích thích kinh tế sẽ phù hợp với lời kêu gọi của chính quyền trung ương về cân bằng giữa phát triển và an ninh trong 15 năm tới, nỗ lực tập trung vào việc hạn chế những nguy cơ "tê giác xám" ["Tê giác xám" là một thuật ngữ để miêu tả những rủi ro mà nền kinh tế một quốc gia đã nhận thấy được nhưng thường bị lơ là] có thể đe dọa sự ổn định của hệ thống tài chính Trung Quốc và sự phát triển kinh tế đất nước.

Theo báo SCMP, tổng nợ của Chính phủ Trung Quốc là 46.550 tỉ NDT (7.200 tỉ USD) vào cuối năm 2020, bao gồm 20.890 tỉ NDT do chính quyền trung ương nợ và 25.660 tỉ NDT nợ của các chính quyền địa phương. Khối lượng nợ tương đương 45,8% GDP năm ngoái - dưới mức 60% GDP được các tổ chức quốc tế coi là ngưỡng cảnh báo về sự nguy hiểm - nhưng số liệu nợ chính thức này không phản ánh đầy đủ tổng nợ của chính phủ, vì nó không bao gồm các khoản nợ tiềm ẩn và nợ tiềm tàng bên trong các doanh nghiệp nhà nước hoặc các dự án công tư hợp doanh.

Mã Tuấn, một thành viên Ủy ban Chính sách tiền tệ thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc - gần đây đã lập luận trong một diễn đàn công khai rằng Trung Quốc nên dừng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế hằng năm trong một thời gian dài, vì mức độ vay tổng thể và nợ đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2009.

Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lưu Côn gần đây cũng đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc phải tiếp tục chính sách thắt lưng buộc bụng và duy trì đủ không gian hành động để giải quyết các nguy cơ trong tương lai. Tân Hoa xã dẫn lời Lưu Côn: "Chúng ta phải tiến hành những dàn xếp hợp lý đối với các chính sách về thâm hụt tài chính, nợ và chi tiêu, và phải có những hành động đáng kể nhằm giải quyết rủi ro tiềm ẩn về nợ của địa phương".

Bộ Tài chính Trung Quốc mới đây đã khai trương một nền tảng trực tuyến tiếp nhận nhiều loại thông tin nợ địa phương, bao gồm quy mô dư nợ, các chỉ số kinh tế và năng lực tài khóa. Bộ này cũng ra lệnh cho các quan chức xem xét cách thức chi tiêu tiền thu từ trái phiếu cho mục đích đặc biệt ở cấp địa phương.

Trung Quốc đang mắc nợ 7.200 tỉ USD - Ảnh 2.

Người dân đi mua sắm đông đúc trước Tết Nguyên đán vừa qua ở Bắc Kinh Kinh - Ảnh: REUTERS

Trước đó, cựu bộ trưởng tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vỹ đã cảnh báo rằng khó khăn về nợ sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian nữa, do Bắc Kinh duy trì chính sách tài khóa chủ động trong 12 năm liên tiếp, bắt đầu với gói kích thích trị giá 4.000 tỉ NDT được tung ra vào năm 2008 để chống lại tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. 

Tại một diễn đàn hồi tháng 12-2020, vị cố vấn này của Chính phủ Trung Quốc thẳng thắn phát biểu: "Nợ chính phủ sẽ ngày càng trở thành mối đe dọa đối với sự ổn định tài khóa và an ninh kinh tế trong tương lai".

Chỉ riêng các khoản thanh toán lãi nợ đã là một gánh nặng lớn, chiếm 13% chi tiêu của chính quyền trung ương vào năm 2019, từ trước khi Trung Quốc thực hiện các biện pháp giảm nhẹ tác động của đại dịch COVID-19.

Ông Lâu Kế Vỹ ước tính rằng con số này đã tăng lên khoảng 15% vào năm 2020. Ông đề xuất hạn chế quy mô phát hành trái phiếu vì mục đích đặc biệt của địa phương, vốn không được tính vào tỉ lệ thâm hụt ngân sách được cơ quan lập pháp phê duyệt.

Theo ước tính của Ngân hàng Standard Chartered, quy mô tài khóa tăng cường của Trung Quốc - sự kết hợp giữa ngân sách công nói chung và ngân sách cấp vốn của chính phủ - đạt 8.700 tỉ NDT (1.350 tỉ USD) vào năm 2020, tương đương 8,6% GDP.

Thẩm Khương Quang, trưởng cố vấn kinh tế thuộc JD Technology, cho biết điều kiện tài chính yếu kém của chính quyền địa phương là mối quan tâm lớn nhất đối với các nhà hoạch định chính sách, do mức nợ cao cũng như thuế và doanh thu từ bán đất giảm sút.

Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng chính quyền trung ương có khả năng sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính trực tiếp cho chính quyền các địa phương, với tổng trị giá hơn 1.500 tỉ NDT vào năm 2020, và thu ngân sách có thể phục hồi khi nền kinh tế quốc gia dự kiến tăng trưởng khoảng 8% trong năm 2021.

Giữa đại dịch, Trung Quốc có thêm 259 tỉ phú USD

TTO - Trong năm 2020, cùng với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và thêm một loạt doanh nghiệp niêm yết mới, Trung Quốc có thêm 259 tỉ phú đôla (USD).

Ý NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắp nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Nhân chuyến công tác Nga, ngày 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu của nước này. Ông khẳng định Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Nga mở rộng hợp tác, đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar