01/07/2014 08:31 GMT+7

Trung Quốc đang dùng "chính sách ngoại giao tàu chiến"

HIẾU TRUNG
HIẾU TRUNG

TT - Trong số ra ngày 30-6, nhật báo tiếng Anh hàng đầu Thái Lan Bangkok Post chỉ trích dữ dội những hành vi hiếu chiến của Trung Quốc trên biển Đông và yêu cầu Bắc Kinh đàm phán với các nước ASEAN.

Theo Bangkok Post, trong suốt tháng vừa qua Bắc Kinh “liên tục chủ động gây tranh chấp, đặc biệt với Việt Nam”, với công cụ chính là giàn khoan Hải Dương 981. “Một giàn khoan là công cụ ngoại giao kỳ quái nhưng Trung Quốc đang sử dụng thứ vũ khí độc nhất vô nhị này để thực hiện các mục tiêu và chống lại bất kỳ ai phản đối” - Bangkok Post viết.

Tờ báo hàng đầu Thái Lan chỉ trích cách làm lâu nay mà Trung Quốc sử dụng để đối phó với các bất đồng là “bác bỏ chúng, từ chối thảo luận về chúng và nếu cần thì dùng vũ lực”, khiến tình hình hiện nay trở nên “vô cùng nguy hiểm”. Bangkok Post chỉ rõ Bắc Kinh đã đưa cả giàn khoan và tàu chiến tới vùng biển của Việt Nam. “Mục tiêu dễ thấy của mô hình chính sách ngoại giao tàu chiến thế kỷ 21 này là Việt Nam và Philippines” - Bangkok Post đánh giá.

Bangkok Post cũng cáo buộc tàu hải quân Trung Quốc đã tấn công và quấy rối tàu Việt Nam. Báo này cho rằng Trung Quốc cần phải thay đổi chính sách ngoại giao giàn khoan cứng rắn và đàm phán với các nước ASEAN. “Chỉ có đối thoại với các nước ASEAN thì Trung Quốc mới có thể tìm ra cách giải quyết hiệu quả các tranh chấp hiện nay” - Bangkok Post khẳng định.

Trong khi đó, nhật báo Philippines Manila Standard Today lên án việc Trung Quốc phớt lờ đơn kiện “đường chín đoạn” của Philippines và công bố bản đồ “đường mười đoạn” là hành vi thể hiện chủ nghĩa bành trướng và đế quốc, đe dọa an ninh Đông Nam Á. Báo này dẫn lại lời chuyên gia châu Á - Thái Bình Dương Victor Robert Lee đánh giá Trung Quốc là “đế quốc cuối cùng trên thế giới” và là “thế lực thực dân cuối cùng hơn 50 năm sau khi thực dân châu Âu, Nhật, Mỹ từ bỏ các thuộc địa”.

Theo Manila Standard Today, ngay cả chính quyền Bắc Kinh cũng hiểu rằng nước này trên thực tế không có cơ sở đòi chủ quyền biển Đông bởi tấm bản đồ chín đoạn chỉ là sản phẩm của sự tưởng tượng. Báo này chỉ rõ trong một cuộc triển lãm gần đây, Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc trưng bày một tấm bản đồ cổ Trung Quốc trắng đen bao gồm đường chín đoạn màu đỏ. Kiểm tra kỹ thì thấy có kẻ đã vẽ đường chín đoạn bằng bút chì và bút đỏ đè lên tấm bản đồ.

Hôm 29-6, tạp chí The Diplomat cũng có bài viết đánh giá Trung Quốc đang hành xử giống như một quốc gia thực dân thế kỷ 16 thay vì một cường quốc thế kỷ 21. The Diplomat cho rằng bản đồ đường chín đoạn hoàn toàn đi ngược lại luật biển quốc tế, các công ước hiện đại và chủ quyền lãnh thổ các nước khu vực. “Cái chính sách mà Trung Quốc đưa ra đã không tạo ra bất kỳ không gian nào cho đàm phán” - The Diplomat chỉ trích. Tạp chí này cũng cảnh báo xung đột chắc chắn sẽ nổ ra trên biển Đông nếu Trung Quốc đưa giàn khoan vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Phóng to
Đoàn xe lội nước của Mỹ tham gia cuộc tập trận CARAT với binh sĩ Philippines tại bờ biển San Antonio, phía bắc Manila, ngày 30-6 - Ảnh: Reuters

Các nước láng giềng muốn Trung Quốc minh bạch

Theo báo Philippines Philstar, ông Stephen Hadley, cựu cố vấn an ninh quốc gia thời tổng thống George Bush và Obama, nhận định rằng việc Trung Quốc bành trướng sức mạnh của lực lượng hải quân “sẽ làm gia tăng sự nghi ngờ và mối quan tâm không chỉ với người dân Mỹ” mà còn với các nước Đông Nam Á, và do vậy “các nước láng giềng của Trung Quốc cảm thấy yên tâm hơn với sự hiện diện của lực lượng hải quân Mỹ”.

Ông Hadley - chủ tịch Viện Hòa bình Mỹ - giải thích thêm: “Mỹ và các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ muốn nhìn thấy sự minh bạch hơn về khả năng hải quân của Trung Quốc”. Tại Hội nghị hòa bình thế giới tổ chức ở Bắc Kinh cuối tuần qua, ông Hadley cũng đã thẳng thắn bác bỏ những suy đoán của Trung Quốc cho rằng Mỹ âm mưu kích động gây rắc rối với Trung Quốc trong việc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng.

HIẾU TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Thỏa thuận tạm dừng thuế quan Mỹ - Trung mở ra cơ hội đàm phán song phương cho các quốc gia nhưng chưa đủ thời gian để giải quyết toàn diện các xung đột thương mại đang tồn tại.

3 tháng 'giải lao' thương chiến Mỹ - Trung

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Nga và Ukraine đang tiến gần hơn đến bàn đàm phán sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất nối lại cuộc đối thoại tại Istanbul.

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Ông Trump trở lại Trung Đông: Những toan tính phía sau bàn đàm phán

Chuyến công du Trung Đông tới đây của ông Trump không chỉ nhằm khẳng định vai trò trung tâm ảnh hưởng địa chính trị của Mỹ, mà còn trở thành 'đòn bẩy' để Saudi Arabia, UAE và Qatar đạt được những thỏa thuận đắt giá với Washington.

Ông Trump trở lại Trung Đông: Những toan tính phía sau bàn đàm phán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar