01/09/2020 15:24 GMT+7

Trung Quốc chuẩn bị cho ngày Mỹ không còn là trung tâm nhu cầu của thế giới

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vài năm tới và quốc gia này đang tự chuẩn bị để chuyển mình trong thương mại quốc tế.

Trung Quốc chuẩn bị cho ngày Mỹ không còn là trung tâm nhu cầu của thế giới - Ảnh 1.

Công nhân tại một nhà máy sản xuất pin tại Trường Hưng, Chiết Giang, Trung Quốc - Ảnh: CNBC

Trong bối cảnh nhiều biến động vì đại dịch và căng thẳng với Mỹ, chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực tập trung vào thị trường nội địa với chính sách "lưu thông kép".

"Lưu thông kép" là cụm từ này dùng để chỉ 2 vòng hoạt động kinh tế, nội và ngoại, với hàm ý nhấn mạnh hơn vào việc phát triển kinh doanh tại thị trường nội địa.

Giới chuyên gia hiện vẫn tranh cãi liệu "lưu thông kép" phản ánh đúng sự thay đổi đáng kể trong chính sách kinh tế của Trung Quốc, hay chỉ đơn giản là một khái niệm mới.

Tuy nhiên, khái niệm này được nhắc đến trong những thông điệp chính trị cấp cao gần đây, chỉ vài tháng trước khi Bắc Kinh dự tính công bố kế hoạch kinh tế của Trung Quốc trong nửa thập kỷ tới - kế hoạch 5 năm lần thứ 14.

"Chính sách ‘lưu thông kép’ cho thấy Trung Quốc đã nhận ra họ sẽ không thể dựa vào thương mại nhiều trong 2 thập kỷ sắp tới như đã làm 2 thập kỷ trước đây... Mỹ ngày càng nhận thấy hợp tác kinh tế sâu hơn cùng Trung Quốc là một sai lầm chiến lược - điều rất có lợi cho Trung Quốc, nhưng Mỹ lại không nhận được lợi ích nhiều như vậy", ông Stephen Olson, nhà nghiên cứu thuộc quỹ Hinrich Foundation, viết hồi tuần trước.

Trong nước, Trung Quốc cũng có nhiều vấn đề riêng cần giải quyết. Một số vấn đề khá mới như mưa lũ nghiêm trọng ở phía nam diễn ra sau cú sốc từ đại dịch COVID-19.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng có nhiều vấn đề âm ỉ đã bắt đầu nổi lên thời gian gần đây. Điển hình, việc phụ thuộc nhiều vào nợ để thúc đẩy tăng trưởng, hay xây dựng môi trường kinh doanh ưu ái các doanh nghiệp quốc doanh, trong khi khu vực tư nhân mới là nơi đem lại phần lớn việc làm cho người lao động.

Khi thị trường Trung Quốc đã lớn và thách thức đến từ thương mại xuyên biên giới ngày một tăng, nhiều doanh nghiệp ngoại đã áp dụng chiến lược "tại Trung Quốc, cho Trung Quốc".

Bắc Kinh đã chào đón đầu tư và thực hiện nhiều nỗ lực lớn nhằm giữ chân doanh nghiệp, mặc cho các căng thẳng địa chính trị.

Vào tháng 7, Bộ Thương mại Trung Quốc ghi nhận đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) tăng trưởng 12,2% lên 9,05 tỉ USD so với một năm trước đó. Cột mốc này đánh dấu 4 tháng liên tiếp FDI vào Trung Quốc tăng lên, kể từ khi dịch COVID-19 đạt đỉnh tại đây từ tháng 2.

Theo CNBC, thúc đẩy thị trường tiêu dùng nội địa chưa thể phát huy tác dụng tại Trung Quốc trong thời điểm hiện tại.

"Tiêu dùng chắc chắn không phải động cơ lèo lái nền kinh tế trong năm nay hay năm sau. Đó sẽ là đầu tư và xuất khẩu. Để phát triển tiêu dùng hay nâng sự đóng góp của mảng này trong tăng trưởng, Trung Quốc sẽ phải thực hiện các cải cách lớn trong việc phân phối thu nhập, cũng như thách thức về cải cách doanh nghiệp quốc doanh", theo bà Dan Wang - kinh tế gia trưởng tại Hang Seng China.

Tuy nhiên, về lâu dài, Trung Quốc sẽ đối mặt với áp lực ngày một lớn trong việc chuyển đổi sang phát triển nhờ thị trường nội địa.

Mỹ muốn lập 'NATO Thái Bình Dương' đối phó Trung Quốc

TTO - Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Stephen Biegun xác nhận Mỹ đang tìm kiếm quan hệ quốc phòng chính thức kiểu NATO với Úc, Ấn Độ và Nhật Bản, đặt mục tiêu tạo thành bức trường thành chống lại 'các thách thức tiềm tàng từ Trung Quốc'.

NGUYÊN HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump đăng 'thư thuế quan', áp thuế 25% với Nhật, Hàn từ ngày 1-8

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo từ ngày 1-8 sẽ áp thuế quan 25% với hàng hóa hai nước này xuất sang Mỹ.

Ông Trump đăng 'thư thuế quan', áp thuế 25% với Nhật, Hàn từ ngày 1-8

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Gamuda Land (Malaysia) đề xuất với các cơ quan chức năng Việt Nam mong muốn nghiên cứu làm metro TP.HCM - Long Thành và các tuyến đường sắt đô thị khác của TP.HCM.

Doanh nghiệp Malaysia đề xuất nghiên cứu làm metro Thủ Thiêm - Long Thành và đường sắt đô thị TP.HCM

Giá vàng lao dốc mạnh

Giá vàng thế giới cuối ngày hôm nay 7-7 đã giảm 30 USD/ounce, về sát mức 3.300 USD/ounce.

Giá vàng lao dốc mạnh

Cổ phiếu Tesla đỏ sàn sau khi ông Musk tuyên bố lập Đảng nước Mỹ

Việc ông Musk quay lại chính trường là hướng đi trái ngược với những gì các nhà đầu tư/cổ đông Tesla muốn ông thực hiện.

Cổ phiếu Tesla đỏ sàn sau khi ông Musk tuyên bố lập Đảng nước Mỹ

Bộ Công an làm rõ động cơ phát tán hình ảnh tố C.P. Việt Nam bán heo bệnh

Đại diện Cục C05 cho biết đang tiếp tục phối hợp với công an các địa phương làm rõ động cơ, mục đích việc phát tán hình ảnh tố Công ty C.P. bán heo bệnh.

Bộ Công an làm rõ động cơ phát tán hình ảnh tố C.P. Việt Nam bán heo bệnh

'Nhà đầu tư chưa bán cổ phiếu thưởng, không thể coi có thu nhập và phải nộp thuế'

Chuyên gia cho rằng chưa bán cổ phiếu thưởng thì chưa phát sinh thu nhập nên không thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân.

'Nhà đầu tư chưa bán cổ phiếu thưởng, không thể coi có thu nhập và phải nộp thuế'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar