07/11/2022 11:08 GMT+7

Trừng phạt của Mỹ không ngăn được Triều Tiên

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên những tuần qua cho thấy những lời đe dọa, trừng phạt hay đề nghị đối thoại cũng khó ngăn được Bình Nhưỡng thực hiện hàng loạt vụ phóng tên lửa làm nóng tình hình bán đảo.

Trừng phạt của Mỹ không ngăn được Triều Tiên - Ảnh 1.

Hình ảnh các vụ phóng tên lửa được Triều Tiên công bố ngày 7-11 - Ảnh: REUTERS

Để ngăn nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng khác, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gây nhiều sức ép lẫn đề nghị đối thoại. 

Mỹ đã thất bại trong chính sách?

Nhưng theo giới phân tích, Mỹ đã có sai lầm chính sách. Mới nhất, ngày 7-11, Triều Tiên tuyên bố cứng rắn sẽ đáp trả các cuộc tập trận quân sự chung của Mỹ và Hàn Quốc bằng các biện pháp quân sự "bền vững, kiên quyết và áp đảo". 

Trước đó Bình Nhưỡng đã phản ứng dữ dội bằng hàng loạt vụ phóng tên lửa trong khi Washington và Seoul tổ chức cuộc tập trận Vigilant Storm (tạm dịch: Bão táp cảnh giác).

"Chúng ta đã thất bại trong chính sách. Đó là một thất bại chính sách mang tính thế hệ", Hãng tin Reuters dẫn nhận định của ông Joseph DeThomas, một cựu quan chức ngoại giao Mỹ từng làm việc liên quan đến các lệnh trừng phạt Triều Tiên, Iran và từng phục vụ trong chính quyền của các cựu tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.

Giới quan chức trong chính quyền của ông Biden thừa nhận các lệnh trừng phạt không thể ngăn chặn các chương trình vũ khí của Triều Tiên, nhưng ít nhất đã có hiệu quả trong việc kiềm chế nước này.

"Tôi nghĩ rằng nếu không có các lệnh trừng phạt, (Triều Tiên) sẽ còn là mối đe dọa lớn hơn rất nhiều đối với các nước láng giềng trong khu vực và trên thế giới", một quan chức cấp cao của Mỹ nói với Reuters.

Tuy nhiên, các cựu quan chức và chuyên gia cho rằng các biện pháp trừng phạt chưa bao giờ được áp dụng và thực thi đủ lâu, trong khi thời gian qua Mỹ có phần "dễ dãi" với Bình Nhưỡng trong bối cảnh xảy ra nhiều vấn đề khác như xung đột Nga - Ukraine và căng thẳng Mỹ - Trung về vấn đề Đài Loan. 

Theo chuyên gia Joshua Stanton, lịch sử cho thấy Triều Tiên thường sẵn sàng đàm phán trước các biện pháp trừng phạt cứng rắn.

Ngoại giao có thể giảm căng thẳng?

Vậy tình hình trên bán đảo Triều Tiên sẽ đi về đâu? Cuối tuần trước, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield nhắc lại việc Washington sẵn sàng đối thoại với Bình Nhưỡng. Nhưng giới phân tích cũng không tin vào khả năng này.

"Tôi không nghĩ chúng ta có thể làm bất cứ điều gì để ngăn chặn Triều Tiên. Nếu tôi là cố vấn của (nhà lãnh đạo Triều Tiên) Kim Jong Un, tôi sẽ nói, vâng, cứ tiếp tục. 

Họ không thể đạt được bất kỳ thỏa thuận nào với (cựu tổng thống) Donald Trump, vậy thì họ sẽ nhận được gì từ chính quyền ông Biden? 

Họ biết điều này. Điều duy nhất họ có thể làm là nâng tầm chương trình của mình", Hãng tin AFP dẫn lời bà Sue Mi Terry, cựu nhà phân tích của CIA về các vấn đề Triều Tiên và hiện là giám đốc chương trình châu Á tại Trung tâm Học giả quốc tế Woodrow Wilson, nói.

Trong khi đó, với chính quyền Tổng thống Biden, việc tập trung vào cuộc xung đột ở Ukraine và bầu cử giữa kỳ khiến chuyện quan tâm đến tình hình Triều Tiên sẽ trở nên "mệt mỏi".

Dù vậy, một số ý kiến cho rằng ngoại giao có thể giúp giảm căng thẳng. Ông Frank Aum, cựu cố vấn Lầu Năm Góc về vấn đề Triều Tiên, cho rằng Mỹ có thể tiếp cận bằng các biện pháp khuyến khích như hoãn triển khai các vũ khí chiến lược và gỡ bỏ bớt trừng phạt.

"Bằng chứng thực tế rõ ràng cho thấy Triều Tiên không phản ứng tốt với sức ép và ngược lại, khi chúng ta ngoại giao với Triều Tiên, họ có xu hướng hành xử tốt hơn", ông Aum nhận định.

Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng leo thang, thậm chí có nguy cơ Bình Nhưỡng thử hạt nhân trở lại, giới chuyên gia thậm chí thảo luận về khả năng thừa nhận Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân, như nước này đã tự tuyên bố.

Chuyên gia kiểm soát vũ khí Jeffrey Lewis mới đây gây tranh cãi khi phát biểu trên tờ New York Times, cho rằng Mỹ về cơ bản đã chấp nhận rằng Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình và nên tập trung vào thảo luận về giảm thiểu rủi ro.

"Đã đến lúc chúng ta phải ngăn tình hình xấu hơn, đối mặt với thực tế và thực hiện các bước để giảm nguy cơ chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên", ông Lewis nói.

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó khẳng định mục tiêu đối với Triều Tiên là "phi hạt nhân hóa hoàn toàn". 

"Có một sự đồng thuận toàn cầu cực kỳ mạnh mẽ... rằng Triều Tiên không nên và không được phép trở thành một quốc gia hạt nhân", một quan chức cấp cao của Mỹ nói với Reuters, cho rằng việc thay đổi chính sách sẽ mang lại hậu quả "vô cùng tiêu cực".

Triều Tiên tuyên bố sẽ 'đáp trả quân sự áp đảo' với tập trận Mỹ - Hàn

TTO - Triều Tiên tuyên bố sẽ đáp trả các cuộc tập trận quân sự chung của Mỹ và Hàn Quốc bằng các biện pháp quân sự "bền vững, kiên quyết và áp đảo".

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump bắt đầu chuyến công du đầu tiên trong nhiệm kỳ mới

Ngày 12-5, Tổng thống Trump bắt đầu chuyến công du Trung Đông đầu tiên trong nhiệm kỳ hai với mục tiêu thúc đẩy các thỏa thuận kinh tế lớn, tìm giải pháp cho xung đột Gaza và mở ra cơ hội ngoại giao mới với các cường quốc vùng Vịnh.

Ông Trump bắt đầu chuyến công du đầu tiên trong nhiệm kỳ mới

Ông Trump nói 'EU tệ hơn Trung Quốc'

Tổng thống Trump cho rằng Liên minh châu Âu 'tệ hơn Trung Quốc', sau khi Washington và Bắc Kinh đạt được thỏa thuận cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt cuộc chiến thương mại.

Ông Trump nói 'EU tệ hơn Trung Quốc'

Chứng khoán Mỹ bật tăng sau khi Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng

Ngày 12-5, chứng khoán Mỹ đã tăng vọt sau khi Mỹ và Trung Quốc công bố thỏa thuận tạm thời giảm thuế đối ứng lẫn nhau, giúp trấn an tâm lý các nhà đầu tư.

Chứng khoán Mỹ bật tăng sau khi Mỹ - Trung giảm thuế đối ứng

Củng cố bạn bè truyền thống, mở ra thời cơ mới

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm đến bốn nước bạn bè truyền thống của Việt Nam khép lại sau tám ngày, mở ra những cơ hội hợp tác mới trong kỷ nguyên và bối cảnh mới.

Củng cố bạn bè truyền thống, mở ra thời cơ mới

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Belarus

Tối 12-5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Minsk, thủ đô Minsk (Belarus), lên đường về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Belarus.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Belarus

Ông Trump lạc quan về 'sự thiết lập lại hoàn toàn', thông báo sắp điện đàm với ông Tập

Ông Trump cho rằng cuộc đàm phán Mỹ - Trung vừa qua tại Thụy Sĩ đạt hiệu quả tốt và đây là một sự 'thiết lập lại hoàn toàn' quan hệ thương mại giữa hai bên.

Ông Trump lạc quan về 'sự thiết lập lại hoàn toàn', thông báo sắp điện đàm với ông Tập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar