24/11/2016 15:05 GMT+7

​Trưng bày cổ vật Champa tại Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Ngày 23-11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Triển lãm cổ vật Champa tại Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam.

Triển lãm trưng bày gần 30 hiện vật tiêu biểu, đặc sắc, trong số 86 hiện vật của bộ sưu tập điêu khắc Champa hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế. Sau lần này, những hiện vật còn lại sẽ lần lượt được giới thiệu rộng rãi đến công chúng và các nhà nghiên cứu trong giai đoạn tiếp theo.

Các cổ vật được trưng bày là: thần sấm, thế kỷ VII-VIII; sư tử (nhân sư), thế kỷ XI-XII và đầu tượng thần, thế kỷ IX-X (2 cổ vật này đều xuất xứ từ Trà Kiệu, Quảng Nam); trụ cửa chính (phần đứng), thế kỷ X-XI (xuất xứ từ huyện Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế)... 

Được biết, vua Khải Định cho thành lập Kho Chàm (tức Khu cổ vật Champa) tại Musée Khai Dinh để trưng bày các cổ vật do Viện Viễn Đông Bác cổ sưu tầm vào tháng 12-1927, hoạt động trưng bày cho đến năm 1945 thì bị đóng cửa. Hiện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang quản lý các cổ vật Champa (hay còn gọi là Kho Chàm) tại Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế, số 3 Lê Trực, TP. Huế.

Tại đây, còn lưu giữ 86 cổ vật Champa rất quý hiếm gắn liền sự hình thành Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế dưới thời vua Khải Định. Phần lớn trong số này là tượng, đều là hiện vật gốc giá trị mỹ thuật rất cao, nhiều tượng có niên đại sớm, từ thế kỷ thứ 8, một số tượng tương đương phong cách Mỹ Sơn E1...

Những cổ vật Champa trên được sưu tầm tại vùng châu Ô, châu Lý ngày xưa và một ít được mang ra từ Trà Kiệu trong những cuộc khai quật khảo cổ học dưới triều Nguyễn… Những cổ vật này từng được các nhà nghiên cứu văn hóa trong nước đánh giá là những di sản văn hóa quý hiếm của vùng Viễn Đông và của thế giới.

Ngoài ra, nhiều tổ chức, nhà sưu tập tại Huế cũng đang sở hữu nhiều hiện vật thời kỳ Sa Huỳnh và Champa trước thế kỷ 14 vừa phát lộ trên đất hoặc người dân trục vớt được từ đáy các dòng sông quanh Huế trong thời gian qua. Đây là những bằng chứng phản ánh cuộc sống văn minh-văn hóa, trình độ sản xuất... của dân cư bản địa trên mảnh đất Thừa Thiên-Huế xưa. 

Sự mở cửa trở lại Khu cổ vật Champa lần này mang đến những điều rất thú vị và giá trị về loại cổ vật này trên đất Huế cho du khách thưởng thức, chiêm ngưỡng.

Triển lãm mở cửa từ 7-17 giờ hàng ngày tại Bảo tàng cổ vật Cung đình Huế.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: cổ vật Champa

Tin cùng chuyên mục

Hành trình cùng Viettourist khám phá Lào, Campuchia và Thái Lan

Trong 8 ngày 7 đêm, bạn sẽ bước qua ba quốc gia với cảnh sắc thiên nhiên choáng ngợp và chiều sâu văn hóa chạm đến tâm hồn, từ dòng Mekong cuộn chảy đến những mái chùa phát sáng kỳ ảo.

Hành trình cùng Viettourist khám phá Lào, Campuchia và Thái Lan

Ý nghĩa của tên gọi LAMORI trong LAMORI Resort & Spa

Tên gọi LAMORI trong LAMORI Resort & Spa không đơn thuần là sự kết nối địa danh và thiên nhiên, mà còn là biểu trưng cho ý nghĩa: “Vững như núi, dịu dàng như nước, trường tồn như lịch sử”.

Ý nghĩa của tên gọi LAMORI trong LAMORI Resort & Spa

Du khách sợ đi du lịch Nhật Bản vì ‘tiên tri’ động đất trong truyện tranh

Một truyện tranh Nhật Bản đang gây ra làn sóng lo ngại về một trận động đất lớn sắp xảy ra, khiến một số du khách từ Trung Quốc và Đông Nam Á hủy hoặc hoãn chuyến đi tới Nhật.

Du khách sợ đi du lịch Nhật Bản vì ‘tiên tri’ động đất trong truyện tranh

Những điểm mới tại 'Bố ơi mình đi đâu thế?' năm 2025

Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình truyền hình thực tế Bố ơi mình đi đâu thế? trở lại vào mùa hè 2025 với nhiều điểm mới: dàn bố con đa sắc màu, thông điệp gắn kết thế hệ và sự đồng hành của Cosy - thương hiệu quen thuộc gần 30 năm qua.

Những điểm mới tại 'Bố ơi mình đi đâu thế?' năm 2025

Nhật Bản triển khai hệ thống sàng lọc đối với du khách miễn thị thực

Chính phủ Nhật Bản sẽ bắt đầu áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028.

Nhật Bản triển khai hệ thống sàng lọc đối với du khách miễn thị thực

‘Hồ Vua Lê’ trong lòng LAMORI Resort & Spa

Vùng đất Thọ Xuân - Thanh Hóa, nơi một thuở Lam Kinh rực rỡ dấu ấn hoàng triều Lê sơ, có một hồ nước nhỏ. Ngày nay, nơi ấy được khơi mạch và gìn giữ trong lòng LAMORI Resort & Spa - khu nghỉ dưỡng cao cấp mang hơi thở của lịch sử và thiên nhiên.

‘Hồ Vua Lê’ trong lòng LAMORI Resort & Spa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar