31/05/2024 15:35 GMT+7

Trùm lẩu nướng Golden Gate: Chỗ ngồi tốn nghìn tỉ, cắt 2.700 nhân sự dù mở mới kỷ lục

Mỗi 100 đồng doanh thu, Golden Gate chỉ thu về hơn 2 đồng lợi nhuận. Biên lợi nhuận gộp rất cao do giá vốn thực phẩm đồ uống không tốn nhiều, nhưng chủ chuỗi Gogi, Manwah, iSushi lại chịu chi phí mặt bằng, nhân công… lớn.

Golden Gate sở hữu nhiều thương hiệu ẩm thực nổi tiếng với tổng số hơn 500 nhà hàng - Ảnh: GG

Golden Gate sở hữu nhiều thương hiệu ẩm thực nổi tiếng với tổng số hơn 500 nhà hàng - Ảnh: GG

Doanh thu Golden Gate giảm ít nhưng lợi nhuận giảm nhiều, vì đâu?

Báo cáo tài chính năm 2023 công bố mới đây của Công ty cổ phần Tập đoàn Golden Gate cho thấy cả doanh thu và lợi nhuận năm ngoái chuỗi thương hiệu ẩm thực lớn nhất cả nước này đều đi xuống.

Cụ thể, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2023 của Golden Gate đạt 6.288 tỉ đồng, giảm gần 10% so với 2022.

Bởi giá vốn giảm mạnh hơn, lợi nhuận gộp đạt 3.963 tỉ đồng, chỉ giảm 8%. Có thể thấy, biên lợi nhuận gộp mảng bán thực phẩm và đồ uống của Golden Gate rất cao, đạt 63%.

Tuy nhiên, chi phí thuê mặt bằng, nhân công lớn, nên biên lợi nhuận gộp rất cao, nhưng lợi nhuận ròng thực tế ghi nhận chỉ đạt 139 tỉ đồng, giảm gần 79% so với năm 2022.

Con số trên tương đương biên lợi nhuận ròng của Golden Gate chỉ đạt 2,2%, thấp hơn nhiều mức 9,5% năm trước. Nôm na, năm ngoái mỗi 100 đồng doanh thu, Golden Gate thu về chỉ hơn 2 đồng lợi nhuận.

"Soi" cơ cấu chi phí của tập đoàn này, lãi vay cả năm 2023 đã giảm gần một nửa, chỉ còn 54,6 tỉ đồng. Tuy nhiên mục chi phí bán hàng lại tăng hơn 7%, đạt 3.343 tỉ đồng.

Trong chi phí bán hàng, chi phí nhân công chiếm lớn nhất với 1.186 tỉ đồng, xấp xỉ năm trước. Tiếp đến, chi phí thuê cửa hàng lên tới 932 tỉ đồng, tăng tới 22%.

Còn lại, chi phí dịch vụ mua ngoài và phân bổ chi phí đầu tư xây dựng, sửa chữa chiếm lần lượt 442 tỉ đồng và 280 tỉ đồng, tăng 9,6% và 16%. Chi phí quảng cáo cũng tăng từ 64 tỉ đồng lên hơn 72 tỉ đồng.

Việc tăng các chi phí nêu trên diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp tích cực mở rộng thương hiệu, nhà hàng trong năm 2023.

Theo báo cáo thường niên năm 2023, tập đoàn này sở hữu thêm 12 thương hiệu mới và đẩy mạnh mở rộng mạng lưới, nâng tổng số lượng nhà hàng lên 506 - đạt kỷ lục số lượng nhãn hàng.

Lãnh đạo Golden Gate cho biết 2023 là một năm kinh tế khó khăn, khiến nhiều người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu. Công ty vừa trải qua một năm khó khăn và không giữ được chỉ số tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.

Theo đó, doanh thu chỉ đạt 91,3% kế hoạch và lợi nhuận sau thuế đạt 83,1%. Tuy nhiên HĐQT đánh giá đây là sự khó khăn đến từ các yếu tố vĩ mô không thuộc tầm kiểm soát ban lãnh đạo.

Cắt giảm hơn 2.700 nhân sự, lương bình quân hơn 12 triệu đồng mỗi người

Báo cáo của Golden Gate cho thấy doanh nghiệp này sở hữu hơn 500 nhà hàng với nhiều thương hiệu quen thuộc, như GoGi House, Manwah, Kichi Kichi, Vuvuzela, iSushi...

Một số thương hiệu được bổ sung thêm năm ngoái như Chixmax - thương hiệu gà rán, Union District, Mak Mak, Man Tang Guo, Cloud Pot, Mama Bakery, Sakura, Chibo…

Dù mở mới thêm nhà hàng, tổng số cán bộ, nhân viên của Gloden Gate tại thời điểm cuối năm 2023 còn 17.087 người, giảm 2.713 người sau một năm.

Mức lương bình quân của người lao động toàn thời gian năm 2023 là 12,2 triệu đồng/người.

Ngoài ra, báo cáo tài chính của Golden Gate cũng tiết lộ thu nhập của thành viên HĐQT và ban tổng giám đốc doanh nghiệp lớn trong ngành F&B này.

Cụ thể năm 2023, tập đoàn chi hơn 4 tỉ đồng trả thu nhập cho 3 lãnh đạo, cũng là ba nhà sáng lập.

Trong đó, ông Trần Việt Trung - chủ tịch HĐQT - nhận 113 triệu đồng, tương đương 9,4 triệu đồng/tháng. Ông Đào Thế Vinh - thành viên HĐQT kiêm tổng giám đốc - nhận 3,3 tỉ đồng, giảm so với mức hơn 4 tỉ đồng năm 2022.

Ông Nguyễn Xuân Tường - thành viên HĐQT kiêm phó tổng giám đốc - có thu nhập 556,8 triệu đồng, tương đương 46,4 triệu đồng/tháng và cao hơn mức 536 triệu đồng năm 2022.

Được biết, ông Đào Thế Vinh - tổng giám đốc Golden Gate - đồng thời cũng là thành viên HĐQT độc lập của Công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động.

Vụ chủ chuỗi nhà hàng Món Huế 'mất tích': Nhà đầu tư ngoại khởi kiện

TTO - Ngày 24-10, một nhóm nhà đầu tư lớn đã gửi đơn khởi kiện ông Huy Nhật - nhà sáng lập kiêm chủ tịch Công ty Huy VN - ông chủ của chuỗi nhà hàng Món Huế lên Tòa án nhân dân TP.HCM.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 20-5: Quốc hội bàn sửa Bộ luật Hình sự, đề xuất bỏ án tử hình với 8 tội danh

Tin tức đáng chú ý: Quốc hội bàn sửa Bộ luật Hình sự, đề xuất bỏ án tử hình với 8 tội danh; Việt Nam sắp có người giàu nhất với khối tài sản gần 10 tỉ USD; Người dân gửi ngân hàng 7,3 triệu tỉ đồng; Ca mắc COVID-19 ở Việt Nam tăng nhẹ...

Tin tức sáng 20-5: Quốc hội bàn sửa Bộ luật Hình sự, đề xuất bỏ án tử hình với 8 tội danh

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Để 'cứu' Novaland, nhóm cổ đông liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn đã cho Novaland mượn cổ phiếu để bán nhằm thanh toán nợ, kéo theo tỉ lệ sở hữu giảm từ 60,8% xuống còn 38,7%, hiện Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho cổ đông lớn.

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang có 330 gian hàng

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang 2025 chính thức khai mạc, đánh dấu 17 năm thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Campuchia, với sự góp mặt của 330 gian hàng đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Hội chợ thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang có 330 gian hàng

Yêu cầu các điểm bán vàng miếng treo bảng để người dân nhận biết

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khu vực 2 vừa có công văn yêu cầu các điểm kinh doanh vàng miếng SJC trên địa bàn phải treo bảng, để người dân nhận biết đó là điểm bán vàng miếng.

Yêu cầu các điểm bán vàng miếng treo bảng để người dân nhận biết

Hàng Việt liệu có đủ sức cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử?

Bàn hàng trực tuyến mở ra cơ hội lớn cho hàng Việt tiếp cận người tiêu dùng qua các KOL, KOC, nhà sáng tạo nội dung số… nhưng hàng Việt có đủ sức cạnh tranh hay không?

Hàng Việt liệu có đủ sức cạnh tranh trên sàn thương mại điện tử?

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển

Sau khi nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân được ban hành, nhiều doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách hỗ trợ nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển doanh nghiệp, đất nước.

Doanh nhân trẻ kiến nghị chính sách để hiện thực hóa khát vọng phát triển
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar