09/06/2023 13:53 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trong lòng Trái đất chứa xác một hành tinh cổ đại?

Nằm bên dưới châu Phi và Thái Bình Dương ở trong cùng lớp phủ Trái đất, bao quanh lõi Trái đất, có hai đốm màu khổng lồ chiếm khoảng 3-9% thể tích Trái đất.

Trong lòng Trái đất chứa xác một hành tinh cổ đại? - Ảnh 1.

Hình minh họa bên trong lõi Trái đất - Ảnh: SHUTTERSTOCK

Con người hiện nay chưa tìm ra cách nào trực tiếp để nhìn thấy lõi Trái đất. Hố sâu nhất mà các nhà khoa học từng đào - được mệnh danh là “lối vào địa ngục” - đạt tới 12.263m. Và dĩ nhiên vẫn còn một chặng đường dài để xuyên thủng lớp vỏ Trái đất đến các lớp sâu bên trong.

Tuy nhiên, theo trang The Nature, các nhà khoa học có thể quan sát bên dưới bề mặt khá hiệu quả bằng cách thông qua các trận động đất, họ sử dụng một kỹ thuật được gọi là chụp cắt lớp địa chấn.

Khi động đất xảy ra, sóng năng lượng được gửi đi theo mọi hướng. Nhờ đo các chấn động từ một số vị trí trên bề mặt, các nhà khoa học có thể tạo ra một bản đồ bên trong Trái đất.

Vì đá và chất lỏng trong Trái đất có mật độ khác nhau nên sóng di chuyển qua chúng với tốc độ khác nhau, cho phép các nhà địa chất tìm ra loại vật chất mà sóng truyền qua.

Khi kỹ thuật này còn mới, ở khu vực châu Phi và Thái Bình Dương các nhà khoa học phát hiện hai cấu trúc lớn kỳ lạ được gọi là siêu lớp (LLSVP). Ở những khu vực này, còn được gọi là "đốm màu", sóng di chuyển chậm hơn so với lớp phủ xung quanh.

Nghiên cứu ở châu Phi, khu vực đốm màu gọi là "Tuzo" có chiều cao khoảng 800km, tương đương với độ cao của khoảng 90 đỉnh núi Everest.

Vậy chúng là gì? Thật không may, các nhà khoa học vẫn chưa hoàn toàn biết chắc chắn, và họ tạm đưa ra vài ý tưởng hợp lý.

Một giả thuyết hàng đầu là LLSVP là những đống vỏ đại dương đã bị hút chìm và tích tụ trong hàng tỉ năm.

Một giả thuyết khác thú vị hơn, đó là các mảnh ghép của một hành tinh cổ đại.

Theo giả thuyết, Theia là một hành tinh có kích thước bằng sao Hỏa va vào Trái đất khoảng 4,5 tỉ năm trước. Và các đốm màu là các mảnh của Theia: lớp phủ dày đặc hơn từ hành tinh nguyên sinh này đã trộn lẫn với Trái đất trong vụ va chạm.

Vào năm 2021, một nhóm đã lập mô hình mô phỏng kịch bản, phát hiện ra rằng lớp phủ của Theia có thể tồn tại nếu nó dày hơn từ 1,5-3,5%.

Các nhà khoa học hy vọng với những kỹ thuật điều tra sâu trong lòng Trái đất liên tục được cải thiện, tương lai không xa họ có thể kết luận chính xác những đốm màu khổng lồ bí ẩn sâu trong Trái đất thực chất là gì.

Bên trong Trái đất đang nguội đi nhanh hơn dự kiến

TTO - Các nhà nghiên cứu tại Viện Kỹ thuật liên bang Thụy Sĩ ETH Zurich đã chứng minh một loại khoáng chất phổ biến, nằm ở giữa lõi và lớp phủ của Trái đất, có khả năng dẫn nhiệt tốt. Điều này khiến họ cho rằng sức nóng của Trái đất đang giảm nhanh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar