07/03/2020 11:32 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trở lại ổ dịch bạch hầu Phước Lộc

LÊ TRUNG - ĐỨC TÀI
LÊ TRUNG - ĐỨC TÀI

TTO - Năm năm trước, xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn là ổ dịch bạch hầu nghiêm trọng của tỉnh Quảng Nam khi một số người lớn, trẻ em đau họng rồi chết với kết quả xét nghiệm dương tính với bạch hầu.

Trở lại ổ dịch bạch hầu Phước Lộc - Ảnh 1.

người dân nơi ổ dịch Phước Lộc năm 2015 - Ảnh: LÊ TRUNG

Ngành y tế hết sức căng thẳng. Dịch xảy ra tại miền núi cao, vùng trắng về tiêm chủng. Từ đây, một chiến dịch tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu không chỉ riêng cho người dân Phước Lộc mà sáu huyện miền núi đã diễn ra.

“Cán bộ xã phải từng người đứng ra để nhân viên y tế tiêm làm gương cho dân tin tiêm sẽ không chết, rồi từ đó dân mới chịu tiêm.

Ông Bùi Dương Quốc Anh


Dân không còn sợ chích ngừa

Giờ đây Phước Lộc khác hẳn, điện được kéo bừng sáng rẻo cao, nhưng điều mừng nhất là dân không còn sợ chích ngừa. Giờ ai đau ốm thì đến trạm xá, bệnh viện chứ không phải tìm thầy mo, cúng trâu, gà nữa.

Trạm y tế Phước Lộc được xây mới khang trang, khác hẳn cảnh xập xệ lúc trước. Trạm trưởng A Lăng Đạt đang tất bật với ca bệnh một phụ nữ bỗng co giật, liệt nửa người sau buổi làm rẫy. Các nhân viên trạm thăm khám và gọi xe cứu thương chở chị này đến trung tâm y tế huyện. 

Bên các phòng khác, nhiều người dân cũng chờ được khám bệnh, nhận thuốc. "Dân đã thay đổi nhận thức hẳn rồi, đau ốm thì đến trạm chứ không ở nhà tự chữa, cúng bái nữa" - anh Đạt kể.

Thôn 2, xã Phước Lộc từng là tâm dịch bạch hầu giờ nhà cửa khang trang, đường bêtông thẳng tắp. Cơn ác mộng bạch hầu nơi đây đã tạm lắng xuống, nhưng trong tâm thức của mỗi người dân chưa bao giờ quên...

Tháng 7-2015, năm người dân ở đây bỗng có cùng triệu chứng đau rát cổ họng, sốt rồi chết. Ngành y tế vào cuộc, lấy mẫu xét nghiệm thì có ca dương tính với bạch hầu. Hơn chục người dân khác có dấu hiệu bệnh cũng được đưa đến trung tâm y tế huyện điều trị. 

Ngành chức năng khoanh vùng, cách ly. Phước Lộc nóng lên, trở thành ổ dịch bạch hầu đầu tiên của tỉnh sau mấy chục năm, mà nguyên nhân mấu chốt xảy ra dịch: đây là vùng trắng tiêm chủng.

Trở lại ổ dịch bạch hầu Phước Lộc - Ảnh 3.

Trẻ em ở đây đã được tiêm chủng - Ảnh: LÊ TRUNG

Ngành y tế dồn tổng lực về Phước Lộc mở chiến dịch tiêm chủng ngừa bạch hầu cho gần 1.000 người dân trong xã. Mọi biện pháp như chiếu phim tuyên truyền, vận động dân tiêm chủng diễn ra. Nhưng thực tế làm đau đầu các nhân viên y tế là người dân nơi đây rất sợ tiêm chủng, họ còn bỏ trốn vào rừng sâu để khỏi tiêm.

Ông Hồ Văn Long, phó chủ tịch UBND xã Phước Lộc, kể trước đây cả người lớn, trẻ em đều ít được tiêm chủng. Khi dịch bạch hầu xảy ra, để ngăn ngừa những cái chết đau lòng, chính quyền cùng với ngành y tế kiên quyết vận động tất cả người dân phải tiêm chủng phòng bệnh. Nhưng dân không chịu tiêm, họ nói tiêm sẽ bị chết.

"Cán bộ xã phải từng người đứng ra để nhân viên y tế tiêm làm gương cho dân tin tiêm sẽ không chết, rồi từ đó dân chịu tiêm. Những người bỏ trốn vào rừng thì chúng tôi lên vận động họ về, người già thì cử lực lượng cõng về tiêm" - ông Bùi Dương Quốc Anh, nhân viên văn phòng xã Phước Lộc, nhớ lại.

Ông Hồ Văn Sanh có con gái và cháu chết trong đợt dịch bạch hầu năm năm trước, mắt rơm rớm nhớ lại cơn ác mộng ập xuống nhà mình: "Gia đình luôn ray rứt vì lúc con, cháu bị bệnh không đưa đến trạm y tế mà để ở nhà tự chữa, rồi cúng. Giờ con cháu mà đau gì là gia đình đưa đi trạm xá ngay, không để ở nhà nữa".

Chị Hồ Thị Nhung, cán bộ y tế thôn 2, kể lại lúc trước mỗi lần có người trong thôn đau ốm thì việc vận động, tuyên truyền họ đến bệnh viện rất khó bởi tục lệ đau lòng là cúng khi bị bệnh đã ăn sâu. Dịch bạch hầu quét qua khiến người dân tỉnh ngộ và sợ. Bây giờ dân đã không sợ đến tiêm chủng nữa, việc cúng kiếng khi đau ốm cũng không còn.

Trở lại ổ dịch bạch hầu Phước Lộc - Ảnh 4.

Nhân viên y tế khám bệnh cho người dân tại trạm xá - Ảnh: L.TR.

Không để chuyện buồn tiếp diễn

Trưởng trạm y tế A Lăng Đạt nói rằng sau cơn dịch, công tác y tế, nhất là việc tiêm chủng cho trẻ ở đây được chú trọng hẳn. Hằng tháng trạm rà soát danh sách trẻ ở độ tuổi tiêm chủng, phát giấy thông báo bà con đưa trẻ đi tiêm.

Hiện tỉ lệ tiêm phòng cho trẻ đến trạm đúng thời điểm là hơn 80%. Đây là con số rất cao so với trước đây. Số còn lại do bà con trong mùa màng, ở ngoài chòi rẫy cao không biết hoặc là đến ngày tiêm chủng trẻ bị bệnh, không tiêm được. Số này sẽ được cán bộ y tế mang văcxin đến tận thôn bản để tiêm đầy đủ.

Anh Đạt cho biết hiện trạm có 4 nhân viên y tế, thay phiên mỗi tháng đến thôn bản 1-2 lần tuyên truyền bà con tiêm chủng đầy đủ cho con trẻ, ai đau ốm không được ở nhà mà phải đến trạm khám, lấy thuốc uống. Ngoài ra, ba thôn ở xã đều có lực lượng y tế thôn bản. Hiện giờ phần lớn bà con đau ốm được vận động đưa ra trạm thăm khám, nếu nặng thì đưa đến bệnh viện tuyến huyện tỉnh, không còn việc để ở nhà cúng nữa.

Ông Nguyễn Văn Văn, phó giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, cho rằng dịch bạch hầu ở Phước Lộc năm năm trước là một câu chuyện lịch sử. Trước đây người dân vùng núi rất sợ tiêm chủng, Phước Lộc có thể coi là vùng trắng về tiêm chủng, đặc biệt dân hai thôn 8A, B không hề biết thế nào là tiêm chủng. Việc này do nhiều nguyên nhân, nhưng nhất là dân không chịu đi tiêm. Sau khi dịch xảy ra, ngành y tế đã dồn lực lượng tiêm chủng cho tất cả người dân xã.

Ông Văn nói cũng từ Phước Lộc, ngành y tế thấy rằng việc tiêm chủng ở miền núi cao vẫn còn "khoảng trống". Tỉnh đã cho rà soát những "điểm trắng" tiêm chủng, chấn chỉnh lại công tác tiêm chủng ở huyện, việc bảo quản văcxin, đào tạo lại cán bộ y tế các địa phương, tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân, công tác giám sát việc tiêm chủng.

Ngành cũng xác định tất cả các huyện miền núi đều có nguy cơ như Phước Lộc, nên trong hai năm 2015-2016 triển khai tiêm chủng ngừa bạch hầu, uốn ván cho người dân 6 huyện miền núi của tỉnh với số lượng hơn 100.000 người. "Nhờ Phước Lộc mà từ đó dần đẩy lùi được câu chuyện sợ tiêm và cúng bái khi có người đau ốm của đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao. Bà con được thay đổi nhận thức ăn sâu từ bao đời" - ông Văn nói.

Điện giúp đổi thay nhiều

phuoc loc

ã Phước Lộc đã đổi thay nhiều nhờ có điện - Ảnh: LÊ TRUNG

Trưởng trạm y tế Phước Lộc A Lăng Đạt nói rằng dịch bạch hầu năm 2015 bùng phát cũng bởi một phần nguyên nhân là việc tiêm văcxin phòng bệnh chưa đầy đủ do đường sá đi lại quá khó, nơi này lại không có điện nên bảo quản văcxin không được tốt, chất lượng tiêm không đạt. Sau đại dịch bạch hầu, tháng 9-2015 điện được kéo sáng lòa.

"Từ ngày có điện, việc bảo quản văcxin của trạm tốt hơn, các tủ lạnh dự trữ văcxin đầy đủ để tiêm cho trẻ" - anh Đạt nói.

Tỉ lệ tiêm phòng thấp, miền núi bị dịch bạch hầu 'tấn công'

TTO - Ngày 12-10, đoàn công tác của Sở Y tế Quảng Nam kiểm tra vùng dịch bạch hầu tại xã Trà Vân, huyện Nam Trà My.

LÊ TRUNG - ĐỨC TÀI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Năm 1975, Sài Gòn - TP.HCM vừa trải qua chiến cuộc với hơn 3 triệu dân. 50 năm sau, thành phố đã trở thành đô thị lớn nhất nước với quy mô dân số lên đến gần 10 triệu người, và đô thị hiện đại được phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu chất lượng sống.

Sài Gòn - TP.HCM miền đất hứa bao phận người - Kỳ 1: Giáo sư làm thiện nguyện trả ơn thành phố

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Mua bán bùa yêu là 'mỏ vàng' cho những kẻ trục lợi tâm lý yếu đuối, tổn thương tình cảm, lo âu hôn nhân.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Thầy hứa 'hỗ trợ' khách hàng quan hệ tình dục nguyên năm

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Còn nhớ năm 1978, hàng trăm ngàn tấn lúa suýt mất trắng trong đại dịch rầy nâu nhưng may mắn vượt qua được.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ cuối: Cùng cả nước 'xé rào', bước vào thời kỳ đổi mới

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'

Khi có người hỏi liệu bùa yêu có hiệu nghiệm, Quỳnh đáp thẳng: "Toàn phải trao đổi tình dục với chi phí cao".

Bùa yêu biến thái và lừa đảo: 'Cho thầy làm tình cắt duyên âm con ma'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar