01/05/2023 13:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trò đùa 'ngày hiếp dâm' lại xuất hiện trên TikTok

Trò đùa 'ngày hợp pháp để hiếp dâm' từng bị đánh sập hai năm trước lại xuất hiện trên TikTok, bất chấp nền tảng này cam kết loại bỏ các nội dung độc hại.

Trò đùa ngày hiếp dâm lại xuất hiện trên TikTok - Ảnh 1.

Trò đùa "ngày hiếp dâm" đang lan truyền chóng mặt trên TikTok - Ảnh: AFP

Trò đùa tệ hại

Theo AFP, một nhóm đàn ông tuyên bố ngày 24-4 hàng năm là "Ngày hiếp dâm quốc gia", cho phép họ tự do thực hiện hành vi bạo lực tình dục. Trò đùa này từng xuất hiện trên TikTok vào năm 2021, gây ra nhiều lo ngại ở Mỹ và Anh.

Thời điểm đó, nhiều người đã đăng các video bày tỏ sợ hãi và tuyên bố họ sẽ ở yên trong nhà để bảo vệ bản thân. Thậm chí một bé gái 11 tuổi người Anh đã mang theo dao đến trường do "sợ bị cưỡng hiếp", truyền thông dẫn lời cơ quan cảnh sát địa phương. 

Nay trò đùa này quay lại trên TikTok khiến nhiều người hoang mang, đặc biệt là phụ nữ. Nhiều người dùng TikTok cho biết họ sẽ đem theo súng điện, súng ngắn để tự vệ. Trong một video, một người tuyên bố đem theo một khẩu súng đã tháo chốt an toàn.

Nguồn gốc chính xác của trò lừa bịp này vẫn chưa rõ ràng. Đáng nói, tháng 4 được biết đến như tháng nhận thức về tấn công tình dục.

Nhiều tổ chức đã vào cuộc và vạch trần thông tin sai lệch này nhưng không thể ngăn chặn sự lan truyền của nó trên TikTok. Chuyên gia truyền thông số của Viện Poynter gọi đây là "tuyên bố xác sống", vì những tin đồn như vậy không thể bị loại bỏ hoàn toàn cho dù bị lật tẩy nhiều lần.

TikTok nói gì?

Khi được AFP hỏi sẽ làm gì với trò đùa này, một phát ngôn viên TikTok cho biết nội dung đáng khinh bỉ này "sẽ bị loại bỏ nếu nó được tìm thấy trên nền tảng".

Những từ khóa như "hiếp dâm" đã bị TikTok loại bỏ. Khi tìm kiếm từ khóa này, nền tảng sẽ chuyển hướng người dùng đến đường dây trợ giúp.

Tuy vậy, nhiều video vẫn có thể né tránh sự truy quét của TikTok nếu nói lái các từ khóa tương tự, ví dụ như "r@pe" (dùng ký tự đặc biệt) hoặc sử dụng cụm từ "ngày quốc khánh". Nền tảng video ngắn cũng đã nhanh chóng xử lý các lỗ hổng này.

Giám đốc S. Shyam Sundar từ Phòng nghiên cứu hiệu ứng truyền thông, Đại học bang Pennsylvania, cho rằng TikTok "nên trở nên thông minh hơn" trong việc chủ động ngăn chặn những những trò lừa bịp tai hại.

"Những câu chuyện giật gân đánh vào nỗi sợ hãi và ham muốn bẩm sinh của mọi người sẽ luôn là nguồn cung cấp thông tin sai lệch, bất kể chúng đã được vạch trần trong quá khứ hay chưa", ông Sundar nói với AFP.

Phải dẹp video TikTok nhảm nhí, độc hại

Quyết liệt chấn chỉnh là thái độ dễ nhận thấy từ các biện pháp của cơ quan chức năng Việt Nam hiện nay với các hoạt động trên mạng xã hội, đặc biệt là những nội dung độc hại gây tác động xấu trong xã hội đời thực.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Dư luận tranh cãi sau phát ngôn của ông Trump về "ung thư giai đoạn 9" của ông Biden - một thuật ngữ y học không tồn tại - khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đây là sự nhầm lẫn hay một chiến thuật chính trị có chủ đích?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Bức ảnh cỡ lớn của ông Donald Trump treo cạnh ảnh tổng thống Abraham Lincoln trên tòa nhà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần qua là có thật, theo xác nhận từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Nam sinh 20 tuổi ở Hà Nội bị lừa 500 triệu đồng sau khi nhận cuộc gọi video từ kẻ giả danh công an, dọa liên quan vụ án ma túy, đọc lệnh bắt online.

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar