05/09/2020 08:09 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tro cốt gửi chùa Kỳ Quang 2 đảo lộn: thử ADN không dễ, ai chịu trách nhiệm?

NHÓM PV
NHÓM PV

TTO - Ngày 4-9, cơ quan chức năng đã có kết quả xác minh ban đầu về việc hàng trăm hũ tro cốt tại chùa Kỳ Quang 2 (quận Gò Vấp, TP.HCM) bị di dời, thất lạc tên họ, không còn xác định được danh tính.

Tro cốt gửi chùa Kỳ Quang 2 đảo lộn: thử ADN không dễ, ai chịu trách nhiệm?  - Ảnh 1.

Chùa Kỳ Quang 2 đóng cửa vào sáng 4-9 để “khắc phục sự cố” - Ảnh: TỰ TRUNG

Quá trình xác minh, hòa thượng Thích Thiện Chiếu - trụ trì chùa - cho biết chùa lưu giữ khoảng 350 hũ tro cốt của thân nhân gia đình phật tử, sự cố xảy ra do quá trình sửa chữa chùa...

Xét nghiệm ADN: không dễ!

Bước đầu, trụ trì chùa đã nhận thiếu sót, xin lỗi và đưa ra một số phương án như: sắp xếp lại chỗ đặt hũ tro cốt ở nơi trang nghiêm, tổ chức lễ thủy táng các hũ tro cốt nếu được thân nhân các gia đình đồng ý.

Tuy nhiên đa số người dân không đồng tình và đề nghị phải xác định lại hũ tro bằng cách nhận dạng các đặc điểm liên quan hoặc giám định ADN.

Cơ quan chức năng đã làm việc với hòa thượng Thích Thiện Chiếu và kiểm đếm, di dời các hũ tro cốt. Kết quả có 883 hũ tro cốt, trong đó có 302 hũ dưới hầm, 581 hũ đá trắng (có 108 hũ có hình hoặc bài vị), có 274 hũ (đánh số thứ tự từ 500 đến 773), có 307 hũ (đánh số thứ tự 01 đến 307).

Vợ chồng chị N.M. (Q.12) có 3 hũ cốt gửi tại chùa Kỳ Quang 2 từ những năm 1980. "Nay cả 3 hũ đều nằm trong số bị thất lạc bảng tên, cả nhà đang hoang mang không biết làm sao tìm lại hũ cốt của bà cố, bà ngoại và người chị đang gửi tại đây" - chị M. nói trong lo lắng.

Trong ngày 4-9, nhiều gia đình gửi tro cốt người thân ở đây đã đến bày tỏ sự lo lắng và cho rằng tro cốt đã gửi hàng chục năm, xương cốt được hỏa thiêu, liệu việc xét nghiệm ADN có còn chính xác?

Ông Đặng Văn Hải (ngụ quận Gò Vấp) nói: "Tôi không tin nhiều tro cốt có thể xét nghiệm ADN được, đối với những tro cốt từ nhiều năm trước không được hỏa táng, hóa thành đất bốc lên xét nghiệm độ chính xác không cao. Nhà chùa phải có cách giải quyết làm sao chính xác hơn để chúng tôi yên tâm".

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một tiến sĩ thuộc Viện Di truyền y học TP.HCM cho biết việc xét nghiệm ADN trong tro cốt hoặc những tro cốt lâu năm hoàn toàn không có khả năng. Bởi vì tro cốt sau khi đốt thì xương đã bị cháy hết hoàn toàn.

Tro cốt bị đốt thì ADN cũng bị đốt cháy hết hoàn toàn, còn đối với những tro cốt lâu năm không được thiêu đốt thì lấy tủy xương sấy khô, nghiền ra, sử dụng phương pháp phân giải rất đặc biệt mới nhân bản được ADN.

Muốn có kết quả cao phải sử dụng công nghệ kỹ thuật phân tích gen tốt nhất. Tuy nhiên, khả năng xác định được đúng gen vẫn không cao, thậm chí chỉ chính xác 50%.

Còn theo một cán bộ kỹ thuật hình sự (Bộ Công an), hiện nay không giám định ADN dựa trên tro cốt được. Khi hỏa thiêu, thi hài cháy hết thì vật chất còn lại chỉ là carbon (tro cốt), không còn vật chất chứa thông tin ADN để có thể giám định.

Nếu không có các dữ liệu thông tin khác có thể xác định tro cốt ấy là của ai thì việc dựa vào kết quả giám định ADN tro cốt là không khả thi.

Giải quyết: rất khó khăn

Trước những băn khoăn về pháp lý trong sự việc này, luật sư Tôn Thất Hồ Nghị (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng việc làm thất lạc danh tính hũ tro cốt có thể phát sinh các vấn đề tranh chấp về trách nhiệm bảo quản, giữ gìn, bồi thường thiệt hại tinh thần của thân nhân gửi tro cốt.

Hiện nay, việc tín đồ đóng góp để chùa lưu giữ hũ tro cốt là việc tự nguyện thỏa thuận, có yếu tố tâm linh. Vì vậy pháp luật hiện hành không có quy định nào điều chỉnh.

Đồng thời, được biết Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng chưa có giáo luật, quy chế về việc này. Vì vậy, khi có xảy ra tranh chấp, đòi bồi thường phát sinh giữa thân nhân gửi tro cốt (đã góp tiền để được gửi) và phía nhà chùa (lưu giữ) thì chưa có hành lang pháp lý để giải quyết.

Đồng tình, luật sư Nguyễn Huy Việt (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng không dễ chứng minh tro cốt của ai cũng như buộc trách nhiệm dân sự của nhà chùa. Bởi lẽ theo chuyên gia, hiện nay không giám định ADN dựa trên tro cốt được.

"Như vậy, về phía thân nhân rất khó chứng minh được hũ tro cốt đó có phải là của người thân của mình hay không để yêu cầu trách nhiệm từ phía nhà chùa.

Đồng thời, việc gửi tro cốt vào chùa có thể là thỏa thuận miệng hoặc thể hiện qua biên nhận khoản đóng góp với tổ trị sự, chứ chưa phải là vị trụ trì chùa và quan trọng nhất cũng chưa có quy định điều chỉnh, ràng buộc nào giữa hai bên nên rất khó để xử lý trách nhiệm, mâu thuẫn phát sinh" - luật sư Nguyễn Huy Việt nhận định.

Luật sư Tôn Thất Hồ Nghị cho biết thêm Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên có quy chế, nội quy điều chỉnh về trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tro cốt tại các cơ sở thờ tự.

Bởi lẽ vấn đề này thuộc về tâm linh, tôn giáo và là nhu cầu lớn của nhiều tín đồ hiện nay. Xét ở góc độ trách nhiệm hình sự, việc làm thất lạc, hư hỏng hũ tro cốt của các cá nhân có dấu hiệu hành vi xâm phạm hài cốt theo quy định Bộ luật hình sự.

Giáo hội đề nghị khảo sát tại các chùa cả nước

Liên quan đến việc lẫn lộn tro cốt tại chùa Kỳ Quang 2 đang gây hoang mang cho nhiều gia đình tại TP.HCM, chiều 4-9, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chính thức có văn bản đề nghị khảo sát, đánh giá việc thờ phụng tro cốt tại các cơ sở tự viện Phật giáo trên cả nước.

Theo đó, ban thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành phố tổ chức khảo sát, thống kê, đánh giá việc gửi và thờ phụng tro cốt tại các cơ sở tự viện Phật giáo ở địa phương, gửi báo cáo về ban thường trực Hội đồng trị sự trước ngày 31-10.

Từ đó, Giáo hội sẽ có những định hướng trong công tác quản lý về Phật sự đặc thù này nhằm đảm bảo tốt nhất niềm tin, tín ngưỡng của nhân dân, phù hợp với truyền thống văn hóa tâm linh của người Việt Nam.

T.ĐIỂU

Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Khảo sát việc thờ phụng tro cốt tại các chùa toàn quốc

TTO - Liên quan đến việc thất lạc tro cốt tại chùa Kỳ Quang 2 đang gây hoang mang cho nhiều gia đình tại TP.HCM, chiều 4-9, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đề nghị khảo sát, đánh giá việc thờ phụng tro cốt tại các cơ sở tự viện Phật giáo trên cả nước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Từ 5h sáng, dòng người đã nối đuôi nhau bất tận, chắp tay thành kính đợi được vào chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chiêm bái xá lợi Phật.

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Cuộc khảo sát do Goo Ranking tổ chức mới đây đã hé lộ những tác phẩm manga được xem là hấp dẫn nhất của Shonen Jump trong thập niên 1990 với những cái tên cực kỳ quen thuộc với độc giả 8X, 9X như One Piece, City Hunter, Slam Dunk hay Dragon Ball.

Top 10 manga kinh điển thập niên 1990, One Piece không lọt nổi top 5

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Quy tụ 69 tranh của chín nữ họa sĩ tài năng từ cả hai miền Nam - Bắc, triển lãm 'Phụ nữ vẽ phụ nữ' mang đến một không gian nghệ thuật đa chất liệu, đầy màu sắc và rung cảm khi những tâm hồn sáng tạo tự bạch về mình.

Phụ nữ vẽ phụ nữ: Chất liệu dịu dàng, thật thà và bản năng sâu thẳm

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Tối 13-5, hàng vạn người dân Hà Nội đã đứng hai bên đường để được chiêm bái xá lợi Đức Phật được cung rước đi qua các tuyến đường trung tâm quanh hồ Hoàn Kiếm.

Cung rước xá lợi Đức Phật quanh hồ Hoàn Kiếm cầu chúc thiên hạ thái bình

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar