26/05/2025 09:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Trình Quốc hội đề xuất mới về yêu cầu không thi hành hình phạt tử hình để tương trợ tư pháp

Dự Luật Tương trợ tư pháp đã bổ sung quy định mới về việc xem xét yêu cầu liên quan đến hình phạt tử hình.

tử hình - Ảnh 1.

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 26-5, Quốc hội đã nghe Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Huy Tiến trình tờ trình dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự.

Bổ sung nhiều điểm mới

Theo ông Tiến, liên quan phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự, dự luật bổ sung nhiều điểm mới.

Như lấy lời khai trực tiếp hoặc trực tuyến; cho phép người tiến hành tố tụng của nước yêu cầu có mặt trong quá trình thực hiện tương trợ tư pháp tại nước được yêu cầu.

Tổ chức cho người tại nước được yêu cầu đến nước yêu cầu để hỗ trợ điều tra hoặc cung cấp chứng cứ; áp dụng các biện pháp tố tụng nhằm bảo đảm tịch thu, trao trả, xử lý vật chứng, tài sản liên quan đến hành vi phạm tội.

Cùng với đó, Viện Kiểm sát nhân dân (Viện KSND) tối cao với tư cách là cơ quan trung ương - chịu trách nhiệm chủ trì đánh giá, quyết định tiếp nhận hay từ chối yêu cầu tương trợ của nước ngoài trên nguyên tắc "có đi có lại".

Trong trường hợp cần thiết, Viện KSND tối cao lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan để thống nhất trước khi ra quyết định cuối cùng.

Một nội dung khác là việc thực hiện tương trợ về hình sự giữa Việt Nam với các nước có chung đường biên giới và việc xem xét, yêu cầu liên quan đến hình phạt tử hình.

Cụ thể, dự luật đã quy định cụ thể về việc xem xét yêu cầu liên quan đến hình phạt tử hình.

Theo đó, trường hợp nước ngoài yêu cầu Việt Nam không áp dụng hình phạt tử hình hoặc không thi hành hình phạt tử hình để thực hiện yêu cầu tương trợ, Viện KSND tối cao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan đưa ra một trong các thông báo.

Gồm thông báo không áp dụng hình phạt tử hình đối với người có liên quan đến yêu cầu tương trợ nếu người đó thuộc trường hợp không bị kết án tử hình theo quy định tại Bộ luật Hình sự.

Thông báo không thi hành hình phạt tử hình đối với người có liên quan đến yêu cầu tương trợ không thuộc trường hợp trên sau khi có ý kiến của Chủ tịch nước trong trường hợp cần thiết.

Trường hợp Việt Nam yêu cầu nước ngoài không thi hành hình phạt tử hình để thực hiện yêu cầu tương trợ, Viện KSND tối cao đề nghị nước ngoài đưa ra cam kết bằng văn bản về nội dung này.

Dự luật cũng quy định viện trưởng Viện KSND tối cao chủ trì, phối hợp với chánh án Tòa án nhân dân tối cao, bộ trưởng Bộ Công an, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, bộ trưởng Bộ Ngoại giao và thủ trưởng các cơ quan khác có liên quan hướng dẫn chi tiết nội dung này.

Dự thảo luật cũng dành một chương quy định về yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự của Việt Nam gửi ra nước ngoài.

Trong đó nêu rõ quy trình tiếp nhận, giải quyết yêu cầu, bổ sung cơ chế khi không nhận được phản hồi của nước ngoài, Viện KSND tối cao phối hợp với cơ quan lập yêu cầu và các cơ quan có liên quan để thống nhất việc kết thúc tương trợ.

Dự luật cũng có một chương liên quan đến yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài gửi đến Việt Nam.

Trong đó quy định cụ thể quy trình tiếp nhận, giải quyết các yêu cầu, căn cứ để từ chối hoặc hoãn thực hiện các yêu cầu; bổ sung một số căn cứ phù hợp với các điều ước quốc tế…

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan tử hình

Thẩm tra sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng cho hay dự thảo luật bổ sung quy định về việc xem xét yêu cầu liên quan đến hình phạt tử hình so với quy định của Luật Tương trợ tư pháp hiện hành.

Ủy ban cơ bản tán thành việc bổ sung cơ chế này nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thời gian qua (một số yêu cầu tương trợ tư pháp của Việt Nam bị nước ngoài từ chối do có liên quan đến hình phạt tử hình).

Văn phòng Chủ tịch nước có văn bản nhất trí việc quy định nội dung này trong dự luật. Tuy nhiên có ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ nội dung này vì có thể ảnh hưởng đến nguyên tắc độc lập xét xử của tòa án đã được quy định trong Hiến pháp.

Nhiều bạn đọc tranh luận trước đề xuất bỏ hình phạt tử hình một số tội danh

Đề xuất bỏ tử hình với một số tội danh như làm thuốc giả, vận chuyển trái phép chất ma túy... đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ bạn đọc.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khởi tố 3 người phụ nữ vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới

3 người phụ nữ đã bị Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Nam khởi tố về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Khởi tố 3 người phụ nữ vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới

Nghi vấn con ôm thi thể mẹ để ngoài đường ở quận Bình Thạnh

Công an TP.HCM đang điều tra, làm rõ vụ thi thể quấn mền, để ngoài đường tại một con hẻm trên đường Bạch Đằng, quận Bình Thạnh.

Nghi vấn con ôm thi thể mẹ để ngoài đường ở quận Bình Thạnh

Trăm kiểu làm hàng giả: Thuốc, sữa, bột ngọt, nước mắm, cà phê giả

Không phải bây giờ mới có, hàng giả là vấn nạn đã tồn tại từ rất lâu, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống người dân và gây bức xúc trong dư luận.

Trăm kiểu làm hàng giả: Thuốc, sữa, bột ngọt, nước mắm, cà phê giả

Công ty chấm dứt hợp đồng lao động do kinh tế khó khăn, người lao động được hỗ trợ thế nào?

Người lao động bị chấm dứt hợp đồng do thay đổi cơ cấu sẽ được trợ cấp, hỗ trợ thế nào?

Công ty chấm dứt hợp đồng lao động do kinh tế khó khăn, người lao động được hỗ trợ thế nào?

Bỏ tử hình không có nghĩa khoan dung với tội phạm

Sáng nay (27-5), Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.

Bỏ tử hình không có nghĩa khoan dung với tội phạm

Dân tố tội phạm, công an kêu gởi đơn đến tòa, viện KSND nói trách nhiệm của công an

Công dân nộp 'đơn tố giác tội phạm về hành vi có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản' tại dự án khu dân cư Cồn Tân Lập, TP Nha Trang, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa vừa đề nghị gởi đơn đến tòa xem xét.

Dân tố tội phạm, công an kêu gởi đơn đến tòa, viện KSND nói trách nhiệm của công an
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar